Muốn biết Chernobyl của HBO có sát với thực tế hay không, cứ xem loạt ảnh so sánh này là rõ
Liệu người Mỹ có khắc họa chính xác một trong những thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử?
- Đây là loài cá biết thất tình, thậm chí lên cơn đau tim nếu người yêu đi mất
- Người đàn ông Trung Quốc gây ra khoản nợ hơn 1 tỷ, khiến mẹ đột quỵ vì nghiện típ cho các nữ streamer xinh đẹp
- Câu chuyện về "người phụ nữ đẹp nhất từng tồn tại," khuynh đảo Hollywood, khiến cả Hitler say đắm
- Tấm gương hiếu học: Bà mẹ Ethiopia thi hết cấp II ngay ở bệnh viện sau khi sinh con đúng 30 phút
Chernobyl là một trong nhưng thảm họa hạt nhân kinh hoàng, tồi tệ nhất lịch sử hiện đại.
Hậu quả của sự kiện này đã khiến thế giới thay đổi mãi mãi - do đó, không có gì lạ khi TV series Chernobyl của HBO vẫn trở thành hiện tượng khi kể câu chuyện của thành phố Pripyat, Ukraina trước thảm họa hạt nhân.
Nhà sản xuất Craig Mazin khẳng định rằng, những gì diễn ra trong TV series của mình rất sát với thực tế. Trong podcast cá nhân, Mazin cho hay điều quan trọng nhất chính là sự thật, phải giống như những gì hàng nghìn con người từng phải trải qua vào năm 1986.
Rõ ràng, các chi tiết trong Chernobyl của HBO không thể chính xác 100% về mặt lịch sử - ví dụ như nhà vật lý hạt nhân Ulana Khomyuk, chỉ là nhân vật hư cấu.
Dưới đây là những hình ảnh so sánh, cho thấy TV series của HBO và sự kiện ngoài đời thực giống-khác nhau như thế nào:
Thành phố Pripyat
Trước khi series này ra mắt, rất ít người biết rằng Pripyat là thành phố phải sơ tán đầu tiên sau thảm họa, chứ không phải những con người có mặt tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl - nằm ngoài vùng cấm 10km.
Những gì diễn ra trong Chernobyl được quay tại một thành phố ở Litva, xây dựng cùng thời với Pripyat - và một phần ở bối cảnh này quả thật cũng ở Ukraina.
Đạo diễn - diễn viên - phục trang - trang điểm, tất cả phải tôn trọng người thật việc thật ở Pripyat
Jessie Buckley (trái) trong vai Lyudmila Ignatenko (phải)
Lyudmilla Ignatenko, hình trên, là người vợ của lính cứu hỏa đã hi sinh Vasily Ignatenko, một trong những người đầu tiên phản ứng với sự cố Chernobyl và chết vì ngộ độc phóng xạ cấp tính chỉ vài tuần sau đó.
Viktor Bryukhanov, cựu giám đốc nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
Viktor Bryukhanov (phải) do Con O'Neill (trái) thủ vai
Mặc dù Oleksiy Breus - kỹ sư vào phòng điều khiển lò phản ứng chỉ vài giờ sau vụ nổ - đã chỉ trích người Mỹ khắc họa Bryukhanov một cách "đầy méo mó và xuyên tạc," không thể phủ nhận tạo hình xuất sắc của Con O'Neill.
Valery Legasov, trưởng ban điều tra thảm họa Chernobyl
Jared Harris (trái) trong vai Valery Legasov (phải)
Một ngày trước khi công bố kết quả điều tra về nguyên nhân của thảm họa, Legasov, trưởng ban điều tra thảm họa Chernobyl, đã tự kết liễu mạng sống của chính mình.
Mikhail Gorbachev, cựu Tổng thống Liên Xô
David Dencik (trái) trong vai Mikhail Gorbachev (phải)
Mikhail Sergeyevich Gorbachyov từng là lãnh đạo Liên bang Xô viết từ năm 1985 tới 1991, ông cũng là lãnh tụ cuối cùng của Liên Xô.
Mazin cũng cố gắng đảm bảo cốt truyện chính xác nhất có thể
Paul Ritter trong vai Anatoly Dyatlov
Anatoly Dyatlov và những quan chức cấp cao phải đứng ra nhận trách nhiệm 1 năm sau thảm họa.
Phiên bản đời thực của sự kiện, nơi Bryuhkanov, Anatoly Dyatlov và Nikolai Fomin phải đối diện với tội lỗi của họ
Anatoly Dyatlov, Viktor Bryuhkanov và Nikolai Fomin phải ngồi tù và lao động công ích
Từ vị trí ngồi, tấm rèm và bàn ghế đều được làm y như thật.
Sự chính xác của từng chi tiết
Trong phim
Một trong những khối graphite được sử dụng trong lò phản ứng hạt nhân Chernobyl
Đời thực
Một trong những khoảnh khắc kinh hoàng nhất trong TV series Chernobyl, chính là cảnh người lính cứu hỏa nhặt khối graphite trong lò phản ứng - nó ngay lập tức đốt cháy bàn tay của anh ta.
Phòng điều khiển trong TV series khá sát với thực tế
Craig Mazin khẳng định, phục trang không phải thử thách lớn nhất khi thực hiện Chernobyl
Một chiếc mặt nạ phòng độc được sử dụng ở Chernobyl (trái) và đồ trong phim (phải)
Dù lấy cảm hứng từ những sự kiện có thật, Chernobyl của HBO cũng được phóng đại để tạo kịch tính
TV series không mô tả những gì đã xảy ra trong phòng điều khiển của nhà máy điện hạt nhân khi xảy ra vụ nổ. Thay vào đó, khán giả có được quan sát nó từ xa.
Mặc dù có vẻ như kịch bản cho cảnh này đã được các nhà biên kịch phóng đại để thêm phần kịch tính, nhưng thực tế, phần nhiều trong số đó là những gì được nói trong phòng điều khiển vào ngày 26/4/1986.
Trên phim, kỹ thuật viên hạt nhân Alexander Akimov nói: "Đừng lo lắng, chúng ta đã làm đúng. Nhưng thứ gì đó... thứ gì đó kỳ lạ đã xảy ra."
Theo Mazin, đây thực sự là những gì Akimov nói trong đời thực.
Chiêm ngưỡng thêm một số hình ảnh so sánh giữa Chernobyl của HBO và những gì diễn ra trong thực tế:
Tham khảo B.I/B.P
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời