Năm 1933 có 3 con bò đến Nam Cực

    Dink,  

    Bước chân vào cuộc thám hiểm lục địa không người để trở thành những huyền thoại của thế giới bò.

    Các vị khách ngụ tại Khách sạn Commodore, thành phố New York thời những năm 1930 thường xuyên gặp những vị khách quý, những cá nhân nổi tiếng ra vào nơi đây. Nhưng ngày 15 tháng Năm năm 1935, có hai vị khách đặc biệt "vai vế" đã tới tham dự sự kiện tại Commodore.

    Giờ ăn trưa tới, người ta thấy một con bò đực và một con bò cái được dắt vào sảnh lớn. Người ta xúm lại chụp ảnh với hai con bò này. "Cả hai đều uống cocktail rơm, rơm trộn đá", tờ New York Times viết. Nhưng dù quanh mình đầy món ngon cỏ ngọt, hai con bò vẫn tỏ ra khá khó chịu khi đứng tham dự sự kiện.

    Chúng không thích phải đứng tại nơi chật chội và vây quanh bởi những người xa lạ, vì chúng là những nhà thám hiểm cơ mà! Hai con bò này vừa mới trở về từ một chuyến thám hiểm Nam Cực kéo dài 2 năm, với trưởng đoàn là Chuẩn Đô đốc Richard E. Byrd.

     Chuẩn Đô đốc Richard E. Byrd.

    Chuẩn Đô đốc Richard E. Byrd.

    Một đàn bò thì có tác dụng gì tại vùng đất lạnh lẽo ấy? Ông Byrd chỉ đưa ra câu trả lời ngắn gọn, là sữa. "Một ngày, Đô đốc Byrd uống tận hơn 2 lít sữa", một bài báo kể lại. Một bên khác lại kể rằng dù đoàn thám hiểm mang đủ sữa khô để dùng, nhưng ai cũng nhớ hương vị của sữa tươi.

    Nhưng như học giả nghiên cứu Nam Cực Elizabeth Leane và Hanne E.F. Nielsen nói trong một nghiên cứu gần đây, thì Byrd có những lý do khác của mình. Một trong đó đã được ông Byrd tuyên bố: dù Byrd đã có ít nhiều tiếng tăm sau khi là người đầu tiên bay qua Cực Nam của Trái Đất, chuyến nghiên cứu này của ông chẳng có gì thú vị với người đời cả. Nó chú trọng vào quan sát sao băng cũng như đo tốc độ băng tan tại Nam Cực chứ chẳng có gì đáng chú ý.

    "Những con bò kia sẽ thêm vào chuyến thám hiểm của chúng tôi chút khác thường và đáng được phương tiện thông tin đại chúng nhắc tới". Càng nhiều tin tức nhắc tới, càng nhiều cơ hội được nhận thêm trợ cấp trong tương lai.

    Và bên cạnh đó có một động cơ nữa mang tính biểu tượng hơn. Trong suốt thế kỉ 19 và 20, nhiều nước đang tìm thêm những thuộc địa cho mình, và nước Mỹ thì đã chậm chân trong cuộc đua này. Vì thế Byrd muốn tạo ra chút điểm nhấn cho chuyến thám hiểm của mình và nơi mình cắm trại, ông gọi nơi mình sống là Little America – Nước Mỹ Nhỏ. Nước Mỹ đã không phải là nước Mỹ nếu như không có một trang trại bò sữa. Vậy đó.

    Vì những lý do ấy và có thể nhiều lý do khác nữa, mùa Thu năm 1933, họ đã đưa 3 con bò giống Guernsey lên con tàu Jacob Ruppert, gồm có "Foremost Sounthern Girl" tới từ New York, "Deerfoot Guernsey Maid" tới từ Massachusetts, và con bò đang mang thai "Klondike Gay Nira" tới từ Bắc Carolina. Nơi cung cấp bò cho họ, American Guernsey Cattle Club đưa thêm cho đoàn thám hiểm 10 tấn thức ăn cho bò, nhiều nông cụ và trong đó có một máy vắt sữa Surge. Edward Cox là chàng trai vừa làm thợ thuyền, vừa làm người chăm bò.

    Ba con bò đi cùng đoàn người suốt chuyến hành trình dài 3 tháng tới Bắc Cực. Người ta đã mong Klondike sẽ sinh bê ngay tại Vòng Nam Cực nhưng chuyện đó đã không xảy ra, nhưng dù gì sự kiện này cũng vẫn rất đáng nhớ. Những người trên tàu đã nín thở "chờ một sự kiện vốn vẫn là bình thường trong tự nhiên kể từ khi thế giới này hình thành". Họ đặt tên cho con bê này là Iceberg – Băng Tảng.

    Giữa tháng Giêng, họ đặt chân tới Nam Cực. Sounthern Girl ngay lập tức đòi "về nhà", nhưng theo những gì thủy thủ đoàn ghi lại, thì bê con Iceberg "dẫn đầu đoàn như một nhà vô địch", cuốc bộ gần 5 km trước rồi mới chịu thua giá rét, leo lên một cái xe kéo để đi tới nơi hạ trại.

    Một trang trại bò được dựng lên, đặt bên cạnh những khu vực như đài thiên văn, khu nhà ở, phòng nghiên cứu và một "thị trấn chó" nằm ngầm dưới lòng đất, là khu vực sinh hoạt của 126 con chó husky. Bốn con bò được cai quản bởi 1 con chó lai sói tên Jimmy và hai con mèo.

    Rõ ràng đây là một trải nghiệm có một không hai với mấy con bò, khi về đất liền chúng sẽ có chuyện mà kể lại với đồng loại. "Trò tiêu khiển duy nhất mà chúng có là chuyến đi bộ hàng tuần dọc theo đường hầm, nơi chúng vẫn thường bị đàn chó con từ thị trấn chó lao ra tấn công, và thứ cỏ duy nhất chúng từng thấy hay từng gặm tại đây đều là cỏ khô ít nhất từ một năm trước".

    Nhưng chính chúng lại là niềm vui của đoàn thám hiểm. Ai cũng muốn xuống thăm trang trại nhộn nhịp đủ thứ bò, chó và mèo này. "Nếu như những con bò này về được tới New York, chúng sẽ có giá trị tận 20.000 USD cơ".

    Việc chăm sóc những con bò này cực kì vật vả. "Đối với tôi, một trong những cảnh tượng buồn nhất mùa đông là cậu Cox cầm cái xà beng bậy ra một tảng cỏ khô đã đóng đá", ông Byrd viết. Đến giữa tháng Mười Hai, Klondike đã nhận một phát súng ban ơn để giải thoát nó khỏi cơn đau đến từ cái rét, nước mắt của cậu Cox lã chã rơi lên đầu cô bò Southern Girl, khi Cox che đôi tại của cô bò này lại để khỏi nghe thấy tiếng súng.

    Còn con bò đực Iceberg lại nhất quyết không chịu phối giống với con Deerfoot, dù cho cả đoàn thám hiểm có "mai mối" đến thế nào. Vậy là 3 con bò đã rời quê hương để tới Nam Cực lạnh giá, và cũng chỉ có 3 con bò trở về.

     Ông Byrd và cô bò Deerfoot.

    Ông Byrd và cô bò Deerfoot.

    Nhưng tại nước Mỹ, người ta hồ hởi với những con bò ở ngoài xa lạnh giá kia. Larro Dairy Feeed, nơi cung cấp thực phẩm cho bò đã xuất bản một cuốn sách nhiều trang, kể về "những con bò đầu tiên từng đặt chân tới vùng đất lạnh giá của Cực Nam". Nhiều tớ báo lớn của New York có những bài viết nêu bật lên rằng các Ủy viên Hội đồng Nông nghiệp vui vẻ lắm với "những sản phẩm sữa lạ kì nhất thế giới này". Khi Đô đốc Byrd cũng đoàn thám hiểm trở về từ Nam Cực, người ta liên tục nói về cách ông và đoàn đã duy trì lượng canxi tại Nam Cực tốt tới đâu.

    Chuyến thám hiểm của ba con bò chưa dừng lại khi về tới đất liền ấm áp, chúng còn nhiều tour diễn vòng quanh nước Mỹ nữa cơ! Chúng xuất hiện tại những sự kiện lớn, thậm chí còn mang cả những nét khiến người ta biết ngay chúng đã từng tham gia một chuyến thám hiểm có một không hai: Deerfoot vẫn còn nguyên bộ lông dày có được khi nó phải đối chọi với cái lạnh Nam Cực. Ngay cả khi ba con bò trở về trang trại để sống nốt những ngày còn lại, huyền thoại của chúng vẫn còn được nhắc tới trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Còn về ông Byrd, nhà thám hiểm này quay lại Nam Cực nhiều lần nữa, đóng góp công sức xây dựng trạm thám hiểm Nam Cực của Mỹ, Trạm McMurdo. Tuy nhiên ông không dắt thêm con bò nào theo mình cả, và có vẻ chẳng còn ai lập lại kì tích này. Ba con bò Iceberg, Deerfoot và Southern Girl tất nhiên chẳng nêu lên ý kiến gì khác, giá như chúng biết nói, chúng sẽ cho chúng ta một bài phỏng vấn chi tiết về cảm xúc của mình khi là những con bò duy nhất từng đặt móng tới Nam cực.

    Tham khảo Atlas Obscura

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ