Nhiều đạo diễn phim vì thiếu hiểu biết hoặc muốn làm tăng cảm giác ép phê của khán giả mà đôi khi nâng khả năng của vũ khí trong các bộ phim lên quá cao tới mức viễn tưởng.
Nhiều đạo diễn phim vì thiếu hiểu biết hoặc muốn làm tăng cảm giác ép phê của khán giả mà đôi khi nâng khả năng của vũ khí trong các bộ phim lên quá cao tới mức viễn tưởng. Dưới đây là 5 cảnh sử dụng vũ khí điêu ngoa nhất trên màn ảnh, kèm theo đó là phân tích: vì sao chúng chỉ có thể bá đạo trên phim ảnh chứ không hề khả thi trong đời sống thực tế.
Súng tiểu liên tự động Bushmaster của nhân vật nữ chính Cherry Darling trong bộ phim "Planet Terror" (2007)
Trong phim "Planet Terror", nữ diễn viên Rose McGowan đóng vai cô vũ nữ Cherry Darling bị cụt mất một chân. Thay vì dùng chân giả như bình thường, cô lại chơi trội bằng cách lắp một khẩu súng tiểu liên Bushmaster tự động có gắn súng phóng lựu và lưỡi lê.
Điểm vô lý đầu tiên là vị trí lắp lưỡi lê. Với cách gắn lưỡi lê như vậy thì chẳng đâm chém được ai, ngoài trừ cắt chân mình thì lại rất phù hợp.
Thứ hai, khi dùng súng thay chân giả sẽ phải chống xuống đất rất nhiều khiến bụi bẩn nhanh chóng lấp đầy nòng và đầu súng. Áp suất lớn và đột ngột khi nổ súng sẽ làm khẩu súng bị hư hỏng nặng, thậm chí nứt toác trước khi đạn bay tới kẻ địch.
Thứ ba, chúng ta không hề thấy cô gái đưa tay ra bóp cò súng mà đạn cứ tự động nhả ầm ầm. Có lẽ nào khẩu súng được chế tạo để điều khiển bằng ý nghĩ?
Thứ tư, súng phóng lựu gắn dưới đầu nòng là loại bắn phát một, sau mỗi lần bắn phải nạp đạn. Vậy mà Cherry Darling chưa từng mất một giây nào để nạp đạn mà cứ bắn liên tục như súng máy vậy.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy cách di chuyển vô cùng độc đáo: bắn súng phóng lựu xuống mặt đất để đẩy người đi xa và nhảy cao tới mấy mét. Nếu là ngoài đời thì nhân vật nữ chính (giả sử cực kỳ may mắn) sẽ mất nốt cái chân còn lại.
Khi một cô gái đeo súng vào chân thì sẽ thế nào?
Súng điện từ Railgun của John Kruger trong “Eraser” (1996)
Trong phim này, Arnold Schwarzenegger vào vai John Kruger. Lúc đầu ông phải lẩn trốn khẩu súng thần thánh có khả năng "nhìn" xuyên qua tường, rồi sau đó dùng chính thứ vũ khí tuyệt vời này để làm thịt lũ người xấu.
Trên thực tế, súng điện từ railgun có tồn tại, nhưng loại công suất lớn thì kích thước và trọng lượng quá khủng đến nỗi ngay cả Schwarzenegger không thể vác nổi. Loại nhỏ gọn hơn cũng còn rất cồng kềnh và quá yếu, không thích hợp dùng làm vũ khí.
Súng điện từ xách tay siêu bá đạo
Súng đã viễn tưởng, đồ chơi kèm theo là ống ngắm còn viễn tưởng hơn cả súng. Trong phim, ống ngắm này có khả năng nhìn xuyên tường hết lớp này đến lớp khác, thế nhưng công nghệ ảnh nhiệt hiện đại nhất ngày nay thậm chí còn không thể nhìn xuyên qua kính chứ chưa nói gì tới những bức tường dày mấy hàng gạch của các tòa nhà.
Một nguyên mẫu Railgun chiến đấu của Hải quân Mỹ được coi là tiên tiến nhất bây giờ cũng rất đồ sộ:
Đây mới là súng điện từ thật sự
Súng máy Minigun của Blaine Cooper trong phim "Predator» (1987)
Nam diễn viên James George Janos, hay vẫn được biết đến với tên gọi Jesse Ventura, trong bộ phim "Predator" đã đóng vai Blaine Cooper. Ông sử dụng phiên bản xách tay của khẩu súng máy M134 Minigun. Tuy nhiên, khẩu "minigun" không những không diệt được Predator mà còn mắc bao nhiêu lỗi.
Thứ nhất, việc sử dụng súng minigun yêu cầu phải có pin hoặc ắc quy loại dùng cho xe tải để quay động cơ điện, vốn rất nặng. Thứ hai, việc giữ một thứ vũ khí nặng tới 22,7 kg trong tay không phải ai cũng làm nổi, hơn nữa, khi lắp ráp đầy đủ thì cả pin, súng và một cơ số đạn tiêu chuẩn 1000 viên sẽ nặng khoảng 80 kg. Vài người khiêng còn khó chứ chưa nói đến việc một người cắp khẩu súng đi lang thang trong rừng. Thứ ba, chỉ bằng tay không mà giữ được một khẩu súng đang nhả đạn 7,62 mm với tốc độ lên đến 100 phát mỗi giây là điều khó tưởng.
Cảnh phim sử dụng Minigun trong Predator
Điều thú vị là Arnold Schwarzenegger cũng sử dụng khẩu minigun này trong phim "Terminator 2: Judgment Day» (1991). Tất nhiên khi đó ông là robot, sức mạnh cơ khí phải hơn cơ bắp con người nên việc xách súng vừa đi vừa bắn trông có lý hơn hẳn.
Sử dụng Minigun trong thực tế
Súng bắn xiên của Clint Eastwood trong phim The Dead Pool (1988)
Clint Eastwood đóng vai Harry Callahan trong bộ phim "The Dead Pool". Ông "xử đẹp" kẻ thủ ác bằng một phát bắn từ khẩu súng xiên đang kẹp ở hông. Trên thực tế, nếu ai đó muốn thực hiện một phát bắn như vậy với vũ khí này thì sẽ bị thương, thậm chí là gãy xương tay do lực giật của súng cực mạnh.
Dùng súng bắn xiên như bắn súng phun nước
Steve McQueen và khẩu Mare’s Leg trong loạt phim truyền hình "Wanted: Dead or Alive» (1958-1961)
Ở loạt phim "Wanted: Dead or Alive", Steve McQueen vào vai Josh Randall nơi miền Tây hoang dã. Trong cả ba phần, nhân vật chính đều xuất hiện với khẩu Mare’s Leg (Winchester model 1894 cưa nòng). Mặc dù khẩu Mare’s Leg của Randall Mare sử dụng đạn .44-40 nhưng anh chàng lại đeo quanh hông toàn đạn cỡ .45-70.
So sánh 2 loại đạn .45-70 và .44-40
Có lẽ đạo diễn cho rằng đạn .44-40 quá nhỏ vì thế ông quyết định cho người anh hùng sử dụng đạn lớn hơn để gây ấn tượng mạnh hơn với khán giả.
Một lỗi nữa cũng liên quan đến vũ khí của nhân vật chính là khi bác sĩ lấy viên đạn ra khỏi cơ thể tên cướp bị bắn bởi Josh Randall, thì ông này bảo rằng đây là đạn .30-30.
Siêu cao bồi cũng chọn nhầm súng đạn
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming