Tổng thanh tra của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố một báo cáo về một dự án phát triển tên lửa của Boeing đang bị chậm trễ nhiều năm.
- Bên trong "phòng mổ dã chiến" của loài kiến: Có bác sĩ, thuốc kháng sinh và một phác đồ cắt cụt chi
- Kẹo cao su có thực sự tăng hiệu suất thi đấu của các vận động viên thể thao?
- Chiến tranh với loài mối giúp kiến có được nền y tế tương đương con người sau Thế chiến I
- Một biên niên sử về dịch hạch tại Việt Nam và "Cái chết đen" từng xóa sổ 50% dân số Châu Âu trong quá khứ
- Nghiên cứu mới cho thấy mèo cũng xót thương những người bạn quá cố, ngay cả khi đó là chó
Theo kênh truyền hình RT, sau khi kiểm tra bộ phận phát triển tên lửa của tập đoàn Boeing, Tổng thanh tra của NASA kết luận tên lửa đẩy thế hệ tiếp theo của Boeing, có tên gọi là Block 1B, đã chậm tiến độ nhiều năm, vượt mức chi quá nhiều so với ngân sách dự kiến và do các kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm chế tạo.
Phát triển từ năm 2014, Block 1B của Hệ thống phóng không gian NASA ban đầu được lên lịch phóng như một phần của sứ mệnh Artemis II bay tới Mặt Trăng vào năm tới. Tuy nhiên, việc ra mắt của tên lửa này đã bị đẩy lùi lại cho sứ mệnh Artemis IV hạ cánh trên Mặt Trăng vào năm 2028. Trong một thông báo vào ngày 8/8, Văn phòng Tổng thanh tra NASA cảnh báo đợt ra mắt mới có thể bị trì hoãn thêm một lần nữa.
Cũng trong báo cáo, Văn phòng Tổng thanh tra NASA kết luận Boeing phải chịu một phần trách nhiệm cho sự chậm trễ này.
Các thanh tra viên của NASA đã đến kiểm tra cơ sở lắp ráp Michoud của Boeing ở bang Louisiana và phát hiện những thiếu sót rõ ràng về chất lượng. Số lượng yêu cầu khắc phục các thiếu sót lên tới 71 lần và họ lưu ý đây là một con số cao đối với việc phát triển một hệ thống tên lửa vũ trụ ở giai đoạn này.
Những thiếu sót trên xảy ra phần lớn là do Boeing không có đủ số lượng kỹ thuật viên hàng không vũ trụ được đào tạo và có kinh nghiệm. Văn phòng Tổng thanh tra phát hiện các kỹ thuật viên không có kinh nghiệm của Boẹing không thể hàn một bình nhiên liệu theo tiêu chuẩn của NASA. Những mối nối hàn cẩu thả này trực tiếp dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình phát triển tầng trên của tên lửa.
"Quy trình giải quyết các thiếu sót của Boeing cho đến nay vẫn chưa hiệu quả và công ty nhìn chung không phản hồi trong việc thực hiện các hành động khắc phục khi các vấn đề kiểm soát chất lượng tương tự tái diễn", báo cáo tuyên bố.
Ban đầu, Boeing cam kết sẽ giao tầng trên tên lửa vào tháng 2/2021 và hiện khẳng định sẽ hoàn thành vào tháng 4/2027. Chi phí để sản xuất tầng trên tên lửa cũng đã tăng vọt, với ước tính của NASA chỉ ra họ sẽ mất 2,8 tỷ USD vào năm 2028, gấp đôi so với ước tính năm 2017 là 962 triệu USD mà Boeing đưa ra.
Văn phòng Tổng thanh tra khuyến nghị Boeing nên bị phạt vì không tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng. Tuy nhiên, Phó Giám đốc điều hành của NASA Catherine Koerner đã tuyên bố trong ngày 8/8 rằng công ty sẽ không bị phạt.
Boeing một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý vào tháng 6 khi tàu vũ trụ Starliner của hãng này gặp trục trặc, khiến hai phi hành gia mắc kẹt trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Các phi hành gia ban đầu dự kiến ở lại ISS trong một tuần, nhưng hiện họ đã ở ngoài không gian hơn 65 ngày và chưa rõ ngày trở về. Ngày 7/8, NASA thông báo hai phi hành gia này có thể bị mắc kẹt trong không gian cho đến tháng 2/2025, khi tàu Crew Dragon của SpaceX dự kiến đưa phi hành gia mới lên vũ trụ và đón họ trở về.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời