Nếu có 15 dấu hiệu này, bạn là người tình cảm và rất thông minh, chỉ là bạn chưa nhận ra mà thôi

    Lưu An,  

    Khả năng nhận ra được cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn hiểu được tác động của nhận thức, sử dụng thông tin để suy nghĩ, ứng xử phù hợp làm tăng cơ hội thành công, và đạt được những mục tiêu của mình.

    Trạng thái tâm lý và cảm xúc của chúng ta rất dễ bị mất kiểm soát. Đó là lý do tại sao khả năng nhận thức, kiểm soát và thể hiện cảm xúc (hay còn gọi là chỉ số EQ) lại quan trọng đến thế.

    Khả năng nhận ra được cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn hiểu được tác động của nhận thức, sử dụng thông tin để suy nghĩ, ứng xử phù hợp làm tăng cơ hội thành công, và đạt được những mục tiêu của mình.

    Giống như bất kỳ một kỹ năng nào khác, kỹ năng của trí tuệ cảm xúc sẽ được nâng cao nếu bạn thường xuyên thực hành. Có thể bạn đã sở hữu một EQ cao mà chính bạn cũng không nhận ra. Dưới đây là 15 dấu hiệu cho thấy bạn là người tình cảm và rất thông minh, dù bạn chưa nhận ra.

    1. Bạn nghĩ về cảm giác – rất nhiều

    Chỉ số cảm xúc bắt đầu từ sự phản xạ. Liệu bạn đã từng hỏi những câu hỏi giống như “Tại sao tôi lại cảm thấy như vậy?” hay “Điều gì đã khiến tôi (hay một người nào khác) nói và hành động như vậy?” Khi bạn nhận ra cảm giác và phản ứng lại, có nghĩa là bạn đã chú ý hơn và sử dụng những thông tin này để làm lợi thế cho mình.

    2. Bạn hỏi quan điểm của người khác

    Bạn hiểu được rằng những người khác sẽ có một cách nhìn nhận khác so với bạn. Ở đây sẽ không có việc ai đúng ai sai mà là bạn hiểu được những cách nhận thức khác nhau.

    3. Bạn nói cảm ơn

    Thật ngạc nhiên khi ngày nay nhiều người lại thiếu đi phép lịch sự tối thiểu này. Nhưng bạn là một ngoại lệ! Bạn nhận ra sức mạnh của hai từ đơn giản này để tăng cường các mối quan hệ và đó là lý do tại sao bạn chỉ mất một vài giây để bày tỏ sự biết ơi của mình với những người xung quanh.

    4. Bạn biết khi nào thì nên dừng lại

    “Tạm dừng” đơn giản là việc bạn để thời gian dừng lại một chút và suy nghĩ kỹ trước khi nói hay hành động. Nói thì dễ, làm mới khó. Tất nhiên, con người không có ai là hoàn hảo. Nhưng việc tạm dừng sẽ giúp bạn phần nào đỡ lúng túng trong nhiều trường hợp, làm cho bạn trở thành một người tốt hơn hay thậm chí là “cứu nguy” cho nhiều mối quan hệ của bạn.

    5. Bạn đặt ra nhiều câu hỏi “tại sao”

    Thay vì cứ cho là người này như thế này, bạn nhận ra những lý do đằng sau cách cư xử của họ. Bạn cố gắng bộc lộ các phẩm chất như sự cảm thông và lòng từ bi, bạn làm việc tích cực để chứng tỏ mình thông qua đánh giá của người khác. Bạn thường hỏi những câu hỏi như “Tại sao người này lại cảm thấy như vậy?” hay “Điều gì đang diễn ra đằng sau vấn đề này?”

    6. Bạn sẵn sàng đón nhận những lời phê bình, chỉ trích

    Chẳng có ai muốn nhận lại những phản hồi tiêu cực, bao gồm chính bạn. Nhưng bạn phải biết rằng mọi chỉ trích đều chân thực, và nó cũng cho bạn thấy cách mà những người khác nghĩ về bạn.

    7. Bạn luôn quan sát cách người khác phản ứng

    Từ khoảnh khắc bạn gặp một ai đó, bạn sẽ phải phân tích anh ấy hay cô ấy. Bạn không thể không làm điều này. Sự quan sát sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích. Bạn nhận ra rằng mọi thứ bạn nói và làm có khả năng ảnh hưởng đến những người khác. Và điều đó có nghĩa rằng trọng điểm không phải là bạn nói những cái gì mà là bạn nói như thế nào.

    8. Bạn biết xin lỗi

    Bạn biết đấy, “Tôi xin lỗi” có thể là 3 từ khó khăn nhất khi nói bằng tiếng anh. Nhưng bạn cũng nhận ra rằng chúng cực kỳ có ảnh hưởng. Bằng cách thừa nhận sai lầm của mình và xin lỗi đúng lúc, bạn sẽ phát triển được những phẩm chất như sự khiêm tốn, chân thành và tự nhiên hấp dẫn được sự chú ý của người khác đối với bạn.

    9. Bạn biết tha thứ

    Mặc dù biết rằng không có ai là hoàn hảo, nhưng nếu bạn từ chối tha thứ thì nó giống như việc khứa thêm con dao vào vết thương – và bạn sẽ không bao giờ có cơ hội để hàn gắn nó. Thay vì cứ giữ sự oán hận đến cuộc sống của người khác thì bạn hãy tha thứ - hãy cho mình cơ hội để tiến lên.

    10. Bạn có một vốn từ vựng về cảm xúc

    Học cách thể hiện cảm xúc của bản thân, bạn sẽ nâng cao khả năng hiểu được chúng. Khi buồn, bạn hãy cố gắng đi sâu để tìm hiểu lý do vì sao mình lại buồn: Thất vọng? Nản lòng? Hay bị tổn thương? Khi bạn mở rộng vốn từ vựng cảm xúc chủ động, bạn sẽ có một cái nhìn sâu sắc và biết cách hành động khi cần thiết.

    11. Bạn khen ngợi một cách chính xác và chân thành

    Bạn tìm kiếm những điều tốt đẹp ở người khác, và sau đó nói rõ ràng những điều mà bạn đánh giá cao về họ có nghĩa là bạn đã truyền cảm hứng cho họ. Họ cảm thấy hài lòng khi làm việc với bạn.

    12. Bạn kiểm soát được suy nghĩ của bản thân

    Khi gặp một tình huống tiêu cực, bạn có thể không kiểm soát được những phản ứng cảm xúc tự nhiên của mình. Nhưng nếu kiểm soát được những gì sẽ xảy ra tiếp theo, nghĩa là bạn đang tập trung vào suy nghĩ của mình. Đừng chăm chú vào những suy nghĩ và cảm xúc thái quá, hãy biến nó thành một điều tích cực.

    13. Bạn không chỉ trích người khác

    Đánh giá người khác quá nhanh chóng mà không xem xét hoàn cảnh bên trong là một thói quen xấu. Ngược lại, bạn ý thức được rằng mọi người đã có một ngày tồi tệ hay thậm chí là một năm tồi tệ. Khi bạn không “nhìn mặt mà bắt hình dong”, bạn sẽ nhận ra được nhiều điều ý nghĩa.

    14. Bạn biết phân tích những điểm yếu của bản thân

    Hãy tự suy nghĩ, nhìn thấu và dũng cảm nhận diện những điểm yếu của mình. Bạn sẽ không nhận được những điều tốt đẹp nếu không biết cố gắng vươn lên. Hãy thử phân tích tình huống mà cảm xúc của bạn bị mất kiểm soát, bạn sẽ phát triển được chiến lược để giải quyết nếu gặp lần thứ hai.

    15. Bạn biết cảm xúc cũng có thể chống lại mình

    Cũng giống như bất kỳ một kỹ năng nào khác, EQ được sử dụng cả về mặt đạo đức và trái đạo đức. Khi những người khác có thêm nhiều kỹ năng, họ có thể sử dụng năng lực đó để lôi kéo sự ảnh hưởng. Và bạn cần phải biết rằng đôi khi cảm xúc có thể chống lại mình khiến bạn đi sai hướng.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ