Thật thà thì sẽ có tất cả nhưng thật thà quá thì lại chả có gì.
Chuyên viên định hướng nghề nghiệp Ryan Kahn, đồng thời là nhà sáng lập The Hired Group (Những người đi làm thuê) và là tác giả của cuốn “Hired! The Guide for the Recent Grad” (“Các bước chỉ dẫn cho những sinh viên mới tốt nghiệp để được tuyển dụng!”) đưa ra nhận định: “Bạn nên thận trọng trong lời ăn tiếng nói với sếp bởi một sai lầm dù chỉ là nhỏ nhất cũng có thể khiến công việc của bạn tan thành mây khói. Hiển nhiên có những việc bạn không nên nói cho sếp mình biết, quan trọng là bạn phải để ý phân tích những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong các mối quan hệ của mình”.
Lynn Taylor, chuyên gia nghiên cứu môi trường làm việc quốc gia và là tác giả cuốn “Thuần hóa bạo chúa nơi công sở: Cách đối phó với ông sếp trẻ con và thăng tiến trong công việc” ("Tame Your Terrible Office Tyrant: How to Manage Childish Boss Behavior and Thrive in Your Job”) cũng tán thành ý kiến trên: “Trong những điều bạn nói với sếp, chắc chắn sẽ có những ý kiến và câu hỏi mang tính chất tiêu cực có thể khiến cho mối quan hệ của bạn và sếp xấu đi. Nếu như những lời nói tiêu cực trên vẫn tái diễn, công việc tốt đẹp của bạn có thể sẽ bị hủy hoại.
Bạn nên tập cách kìm lại những lời có thể khiến bạn hối hận khi chuẩn bị bật thốt ra với sếp và tính đến những tình huống có thể xảy ra với bạn sau khi sếp bạn biết được những điều đó.
Taylor cho rằng “bạn có thể sẽ hối tiếc khi nghĩ về điều đó, vì vậy, tốt hơn hết, hãy đợi đến khi bạn có thể sắp xếp lại những suy nghĩ trong đầu và nói cho sếp bạn biết một cách uyển chuyển, khéo léo và chuyên nghiệp”.
Ngoài những lời nói xúc phạm và lăng mạ, dưới đây là những điều bạn không nên nói với sếp:
1, Sếp sai rồi!
Theo chuyên gia về nghi thức Rosalinda Oropeza Randall đồng thời là tác giả cuốn “Đừng ợ hơi trong phòng họp (“Don’t Burp in the Boardroom”), hành động công khai chỉ trích lỗi sai của sếp là hành động kém khôn ngoan và nên tránh trong các cuộc họp. Khi bạn cảm thấy sếp mình mắc lỗi, có nhiều cách khéo léo hơn để giải quyết vấn đề này. Chẳng hạn như thay vì nói “Sếp sai rồi”, bạn có thể bày tỏ với sếp rằng “Có thể thông tin tôi có được về vấn đề này không được chính xác lắm, nhưng tôi nghĩ là …”.
Cùng một ý tứ nhưng cách diễn đạt thứ hai sẽ khiến sếp bạn phải xem xét lại và chỉnh sửa lại thông tin cho chính xác khi cần thiết mà không hề cảm thấy khó chịu. Randall cho rằng bạn có thể nói bất cứ điều gì với sếp, miễn là với giọng điệu thân mật và đóng góp tích cực.
2, Tôi không thể
Theo Taylor, một thái độ nhiệt tình, hết lòng với công việc luôn được hoan nghênh và đánh giá cao. Ngược lại, câu nói “Tôi không thể” cho người khác thấy bạn là một người vừa thiếu tự tin vừa thờ ơ với các cơ hội. Tất nhiên, một người với những “đức tính” như trên chẳng thể khiến người khác yêu thương nổi.
3, Tôi không biết
Dĩ nhiên rằng bạn chẳng thể nào trả lời được mọi câu hỏi trên thế gian này, nhưng đừng chỉ nhún vai khi được hỏi và trả lời cụt ngủn rằng “Tôi không biết”. Thay vào đó, bạn nên đưa ra suy đoán của mình về đáp án và hứa sẽ tìm ra đáp án của câu hỏi ấy. Taylor cũng nói thêm rằng “Để sếp làm công việc của bạn là một điều chẳng khôn ngoan chút nào”.
4, Tôi sẽ cố gắng
Với nhiều người, đây có thể là một câu trả lời chấp nhận được bởi con người ta thường “cố gắng” để làm việc gì đó một cách tốt nhất. Tuy nhiên, theo Taylor, sự thật hoàn toàn ngược lại. Câu trả lời này sẽ khiến sếp bạn hoang mang và sinh ra cảm giác không chắc chắn và trong những lần giao nhiệm vụ tiếp theo, sếp bạn sẽ đưa ra một thời hạn cụ thể.
Không tin ư? Hãy thử tưởng tượng một ngày đẹp trời bạn hỏi sếp rằng liệu bạn sẽ được trả lương vào ngày 15 và rồi sếp bạn trả lời rằng “Tôi sẽ cố”, cảm giác của bạn như thế nào?
5, Đó không phải là những gì mà tôi nghe được
Bạn không nên quan tâm đến những lời đồn đoán bởi chúng có thể phản tác dụng. Khi bạn không thực sự biết chắc chắn về vấn đề gì, hãy chờ đợi mọi chuyện được sáng tỏ.
6, Tôi sẽ được lợi gì từ việc này?
Đôi khi trong công việc, bạn sẽ phải giúp đỡ đồng nghiệp cũng như các bộ phận khác. Theo Taylor, các sếp có rất ít kiên nhẫn với những nhân viên không có tinh thần tập thể mà chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân.
7, Tôi đã làm hết sức rồi
Đó là một lời thoái thác trách nhiệm bởi khi mắc sai lầm ở lĩnh vực bạn thể hiện xuất sắc nhất, bạn sẽ không được đánh giá cao. Trong trường hợp này, bạn nên hoàn thành tốt công việc được giao trong lần tiếp theo.
8, Tôi chỉ ví dụ thôi
Chẳng nghi ngờ gì khi biết rằng cụm từ ấy gây thất vọng cho các sếp bởi điều họ muốn nghe từ bạn không phải là một lời bào chữa mà là lời thừa nhận sai lầm bạn mắc phải và những gì bạn có thể rút kinh nghiệm từ sai lầm này.
Taylor cho rằng “Con người phải có lúc mắc sai lầm, nhưng không dám thừa nhận những sai lầm ấy sẽ khiến sự nghiệp của bạn nhanh chóng kết thúc”.
9, Tôi sẽ bỏ việc
Kahn cảnh báo rằng đừng nên dọa sếp bạn sẽ bỏ việc bởi bạn sẽ chỉ bị coi là một kẻ thiếu chuyên nghiệp và tệ hơn, một kẻ phá hoại không hơn không kém.
10, Tôi không có bất kì hướng giải quyết nào cho vấn đề này
Kahn đưa ra lời khuyên rằng bạn đừng nên trình bày bất kì một vấn đề nào với sếp khi bạn chưa chuẩn bị hướng giải quyết cho vấn đề đó bởi các sếp luôn mong muốn nhân viên của mình đưa ra được các giải pháp tháo gỡ vấn đề trong công việc.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming