Nghi vấn điện thoại nghe lén người dùng trở lại
VTV.vn - Vụ kiện trợ lý ảo Siri của Apple nghe lén đã khiến nỗi lo của người dùng về việc smartphone ghi âm cuộc trò chuyện để đề xuất quảng cáo xuất hiện trở lại.
- Apple phải đền bù gần 2.500 tỷ đồng vì "nghe lén" người dùng
- Người dùng bị nghe lén cuộc gọi để định hướng quảng cáo trên Facebook, Google?
- Trung Quốc phá kỷ lục thế giới của chính mình, đưa công nghệ lên tầm cao mới: Bê 170.000 tấm pin năng lượng mặt trời với công suất 100 MW lên núi cao 5.228 mét, cung cấp điện được cả ngày lẫn đêm
- Trung Quốc âm thầm đưa ngành công nghệ lên đỉnh cao: "Giật mình ngoảnh lại, họ vượt thế giới quá lâu rồi"
- 15 mẫu laptop thiết kế ấn tượng, đẩy công nghệ lên một tầm cao mới
Không ít người dùng từng nghi ngờ khi có cảm giác rằng điện thoại đang nghe lén các cuộc trò chuyện của mình. Điển hình như khi họ trò chuyện với bạn bè về một sản phẩm nào đó, dù không tìm kiếm trên điện thoại nhưng quảng cáo về sản phẩm đó có thể xuất hiện ngay sau đó hoặc hôm sau.
Cách đây không lâu, Apple đã đồng ý chi trả 95 triệu USD để dàn xếp vụ kiện kéo dài 5 năm liên quan đến việc trợ lý ảo Siri nghe lén. Một đơn kiện tập thể đã được đệ trình lên tòa án tại Mỹ vào năm 2019, cáo buộc Apple kích hoạt trợ lý ảo Siri để ghi lại những cuộc trò chuyện thông qua iPhone và các thiết bị khác.
Theo đơn kiện, các bản ghi âm được thực hiện ngay cả khi người dùng không kích hoạt trợ lý ảo bằng câu lệnh "Hey, Siri" hoặc ấn nút kích hoạt trên thiết bị. Một số cuộc trò chuyện được ghi âm sau đó đã được chia sẻ cho bên thứ ba để cải thiện trợ lý ảo của Apple hoặc chia sẻ dữ liệu với các nhà quảng cáo.
Đáng chú ý, vấn đề cho phép Siri nghe lén mâu thuẫn với cam kết của Apple trong việc bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng. Táo khuyết sau đó đã đưa ra lời xin lỗi, tuy nhiên, công ty không thừa nhận bất kỳ cáo buộc nào.
Khảo sát do trang chuyên mua bán thiết bị cũ Compare & Recycle công bố đầu mới đây cho thấy, trung bình 3 người dùng sẽ có 1 người tin iPhone hoặc điện thoại Android của họ có thể đang nghe lén.
Chia sẻ với Forbes, đại diện Compare & Recycle cho rằng, một trong những cách điện thoại lắng nghe chúng ta là thông qua phần mềm trợ lý giọng nói cài đặt thiết bị, như Siri hay Google Assistant.
"Để hiểu giọng nói, chúng cần lắng nghe trong thời gian dài để 'hiểu' chúng ta chính xác nhất có thể. Điều đó nghĩa là chúng sẽ lắng nghe các cuộc trò chuyện ngay cả khi chúng ta không nhận ra điều đó" - đại diện Compare & Recycle nhấn mạnh.
Cũng theo Compare & Recycle, một số ứng dụng sẽ cố gắng tạo điều khoản thu thập lén lút, cho phép truy cập vào microphone, kích hoạt ghi âm khi sử dụng ứng dụng. Thông tin thu thập lén này sau đó có thể được bán cho bên thứ ba.
Theo Reuters, trước hoài nghi cùa người dùng, Apple tuyên bố ngày 8/1 rằng, công ty chưa bao giờ sử dụng dữ liệu Siri để xây dựng hồ sơ tiếp thị, chưa bao giờ cung cấp dữ liệu cho mục đích quảng cáo và chưa bao giờ bán dữ liệu cho bất kỳ ai vì bất kỳ mục đích nào.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
TikTok sắp bị cấm hoàn toàn, người dùng Mỹ tràn sang một ứng dụng khác của Trung Quốc
Khi ngày TikTok Mỹ dừng hoạt động đang đến gần, một ứng dụng mạng xã hội khác của Trung Quốc lại bất ngờ vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng.
Từng là màu đắt nhất, iPhone 16 Pro Max "Titan Sa Mạc" sụt giá thảm, trở thành màu rẻ nhất hiện nay