Nghịch lý: Người Ấn Độ đang dùng smartphone Trung Quốc để cùng nhau kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc

    Thiên Long,  

    Làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc có tên #BoycottChineseProducts của người Ấn Độ đang đi theo “vết xe đổ” của những trào lưu tẩy chay tương tự. Nguyên nhân đơn giản bởi thật khó để ngừng sử dụng các mặt hàng của Trung Quốc ngay lúc này.

    Trong vài ngày qua, người Ấn Độ đã sử dụng chính smartphone do Trung Quốc sản xuất để tẩy chay các mặt hàng do Trung Quốc sản xuất

    Mới đây, Trung Quốc đã yêu cầu ủy ban của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc trì hoãn đưa thủ lĩnh Masood Azhar của tổ chức chủ chiến Jaish-e-Mohammad (JeM), người được coi là tay khủng bố nguy hiểm hàng đầu vào danh sách đen.

    Đây là tổ chức khủng bố đã thực hiện vụ tấn công bom tự sát vào đoàn xe của Ấn Độ tại vùng tranh chấp Kashmir hôm 14/2, gây ra cái chết cho ít nhất 40 cảnh sát. Vụ tấn công trên đã làm tăng thêm căng thẳng giữa Pakistan và Ấn Độ.

    Trước đó, Mỹ, Anh và Pháp đã yêu cầu ủy ban trừng phạt Nhà nước hồi giáo và Al-Qaeda vào ngày 27/2, đồng thời đưa Masood Azhar vào danh sách đen. Tuy nhiên phía Trung Quốc yêu cầu trì hoãn để điều tra chi tiết hơn. Điều đáng nói đây là lần thứ tư liên tiếp Trung Quốc, một đồng minh thân cận của Pakistan đã ngăn Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

    Hành động trên của Trung Quốc đã phần nào tạo ra nghi vấn cho công luận và mở ra làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc tại Ấn Độ. Trên mạng Twitter, người dùng Ấn Độ đã lập hẳn một hashtag có tên #BoycottChinese Products nhằm kêu gọi người dân nước này ngừng mua các sản phẩm điện tử hay quần áo, pháo nổ,… do Trung Quốc sản xuất.

    Nghịch lý: Người Ấn Độ đang dùng smartphone Trung Quốc để cùng nhau kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc - Ảnh 1.

    Chính một số người dân Ấn Độ cũng cảm thấy việc tẩy chay sản phẩm Trung Quốc chẳng có nghĩa lý gì khi người dân vẫn đang sử dụng smartphone từ Trung Quốc

    Nghịch lý: Người Ấn Độ đang dùng smartphone Trung Quốc để cùng nhau kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc - Ảnh 2.

    Có hàng chục các ứng dụng đến từ Trung Quốc đang trở nên phổ biến tại Ấn Độ

    Nghịch lý: Người Ấn Độ đang dùng smartphone Trung Quốc để cùng nhau kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc - Ảnh 3.

    Tất nhiên cũng có không ít người dùng đã quyết định xóa ứng dụng của Trung Quốc như một cách để phản đối việc Trung Quốc hậu thuẫn cho Parkistan

    Tuy nhiên điều đáng nói trong năm 2018, người Ấn Độ đã chi khoảng 7,2 tỷ USD chỉ để mua smartphone từ 4 thương hiệu smartphone Trung Quốc, đó là Xiaomi, Oppo, Vivo và Honor.

    Thậm chí Xiaomi đã ghi nhận doanh số cao ngất ngưởng tại Ấn Độ trong năm 2018. Còn Realme khởi đầu là một thương hiệu con của Oppo nhưng giờ đây đã là một công ty độc lập và có doanh số bán smartphone vượt cả Oppo vào cuối năm ngoái.

    Tính trong giai đoạn tháng 10-12/2018, bốn trong số năm thương hiệu smartphone hàng đầu tại Ấn Độ có nguồn gốc từ Trung Quốc.

    Nghịch lý: Người Ấn Độ đang dùng smartphone Trung Quốc để cùng nhau kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc - Ảnh 4.

    Top các nhà sản xuất smartphone hàng đầu tại Ấn Độ trong Q4/2018 có tới 4 gương mặt đến từ Trung Quốc, duy chỉ có Samsung là đến từ Hàn Quốc

    Như vậy rất có thể trong vài ngày qua, chính những người dân Ấn Độ lại đang sử dụng smartphone Trung Quốc để kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Nhưng tại sao người Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung khó có thể thoái khỏi sản phẩm, hàng hóa của Trung Quốc ngay lúc này?

    Đơn giản bởi các sản phẩm của Trung Quốc xuất hiện ở mọi nơi và đang ngày càng thâm nhập vào nhiều thị trường quan trọng trên thế giới

    Cộng đồng người dùng Twitter tại Ấn Độ cũng nhấn mạnh vấn đề nhiều công ty Trung Quốc đang thâm nhập ngày một sâu vào Ấn Độ. Cụ thể nhà bán lẻ trực tuyến Club Factory với khoảng 40 triệu người dùng tại Ấn Độ. Hay TikTok với lượng người dùng Ấn Độ chiếm gần 40% trong tổng số 500 triệu người dùng.

    Đó là chưa kể tựa game PUBG Mobile do tập đoàn Tencent (Trung Quốc) phát hành đang là một trong những tựa game phổ biến và được xếp hạng khá cao tại Ấn Độ.

    Thậm chí ngay cả một công ty chuyên về thanh toán kỹ thuật số lớn nhất Ấn Độ cũng không hẳn do người Ấn làm chủ. Theo cư dân mạng nước này, công ty thanh toán di động Paytm có cổ đông lớn nhất là tập đoàn Alibaba. Như vậy gần như công ty đang thuộc quyền sở hữu của người Trung Quốc.

    Có thể nói rằng, việc tẩy chay hàng hóa Trung Quốc hiện nay là điều khá khó khăn và không phải quốc gia nào cũng có thể làm ngay được, ngay cả Mỹ.

    Tham khảo Quartz

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ