Nghiên cứu: biển đổi khí hậu làm thay đổi độ pH của biển, quay trở về mức như 14 triệu năm trước

    Dink,  

    Lại một ảnh hưởng nữa của việc xả khí thải CO2.

    Nhựa không phải yếu tố duy nhất gây ảnh hưởng tới cuộc sống dưới làn nước biển, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng kem chống nắng có thể phá hủy rặng san hô, và thậm chí hóa chất thừa từ những thứ thuốc con người sử dụng có thể khiến mức hormone trong nhiều loài động thực vật thay đổi. Tác hại chưa dừng lại ở đó: nghiên cứu được đăng tải trên Earth and Planetary Science Letters vừa chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng khác.

    Được thực hiện bởi nhóm chuyên gia tới từ Đại học Cardiff, báo cáo khoa học chỉ ra rằng mức carbon dioxide hiện tại sẽ sớm cao tương đương Trái Đất của 14 triệu năm trước, thời nhiệt độ trung bình của Trái Đất cao hơn hiện tại 3 độ.

    Do hiện tượng nóng lên toàn cầu diễn ra ngày một khốc liệt, mức pH trong nước biển sẽ giảm rõ rệt vào năm 2100. Khi đó, hiện tượng axit hóa nước biển sẽ diễn ra khi đại dương hấp thụ thêm CO2 từ khí quyển.

    Nghiên cứu: biển đổi khí hậu làm thay đổi độ pH của biển, quay trở về mức như 14 triệu năm trước - Ảnh 1.

    Nếu không giảm khí thải CO2, rất có thể cảnh tượng này sẽ biến mất trong vài thập kỷ tới.

    Khoảng 30% lượng CO2 thải ra tới từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, vốn đã diễn ra liên tục từ cách mạng công nghiệp tới nay: 525 tỷ tấn CO2 đã được làn nước biển hấp thu tính từ thời điểm mang tính cách mạng đó.

    Trong thí nghiệm, các nhà khoa học tiến hành đo đạc độ pH của nước biển cũng như mức CO2 trong không khí trong suốt 22 triệu năm qua. 

    Báo cáo nghiên cứu về hiện tượng axit hóa đại dương cho thấy với tốc độ xả thải như hiện nay, hệ sinh thái biển sẽ đối mặt với điều kiện sống chưa từng thấy trong suốt 14 triệu năm qua”, Sindia Sosdian, tác giả nghiên cứu, nhận định.

    Nghiên cứu: biển đổi khí hậu làm thay đổi độ pH của biển, quay trở về mức như 14 triệu năm trước - Ảnh 2.

    Rặng san hô chết do axit hóa nước biển diễn ra mạnh.

    Mức pH của nước biển vào thời điểm 2018, lúc báo cáo nghiên cứu được công bố, thấp ở mức đáng báo động, thấp nhất trong 2 triệu năm trở lại đây. Để hiểu rõ tác động của mức pH lên đời sống sinh vật biển, các nhà khoa học phải làm thêm nhiều thí nghiệm, thực hiện lấy mẫu thực địa và phân tích các mẫu hóa thạch, các lớp trầm tích.

    Dù vậy, kết quả của các nghiên cứu mới không ảnh hưởng được tới điều tất yếu: đại dương sẽ thay đổi nhiều trong vài thập kỷ tới. Nếu tốc độ xả khí thải vẫn cao như hiện tại, hiện tượng axit hóa đại dương sẽ tiêu diệt các rặng san hô, bẻ gãy một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái biển.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ