Các nhà khoa học đã ghi lại được hình ảnh của loài sinh vật biển dài nhất từng được phát hiện.
Biển xanh sâu thẳm vẫn là nơi bí hiểm và thôi thúc con người khám phá, luôn mang đến những điều mới lạ. Các nhà khoa học biển của Viện Đại học Schmidt đã chia sẻ một đoạn video về một sinh vật bí ẩn ngoài khơi bờ biển phía tây Australia. Sinh vật này có hình dáng giống như một chuỗi hạt trắng và cuộn tròn như "dải ngân hà" khi nó săn mồi.
Đoạn video tuyệt đẹp mà họ đã chia sẻ trên Twitter trên ghi lại cảnh sinh vật Apolemia thuộc loại siphonophores với chiều dài đáng kinh ngạc khi đang lượn Hẻm núi Ningaloo dưới đáy biển sâu. Cảnh tượng được ghi lại vào ngày 16 tháng 3, ở độ sâu 631 mét.
Video ghi lại vẻ đẹp kinh ngạc của Apolemia.
Theo ước tính của các nhà khoa học, Apolemia có chiều dài lên tới 47 mét là loài động vật dài nhất được ghi nhận cho đến nay. Mặc dù trông tương đối vô hại, nhưng loài siphonophores lại là loài săn mồi dưới biển sâu tương tự sứa và san hô. Bằng cách sử dụng những tấm màn che phủ đầy các nhanh độc, siphonophores giăng bẫy để bắt mồi, chủ yếu là các loài giáp xác nhỏ, cá và đôi khi là các con siphonophores khác.
Cận cảnh vũ khí săn mồi của Apolemia.
Tham khảo Interesting Engineering.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"