Nghiên cứu: Đàn ông thích dùng "password", "123456" làm mật khẩu, phụ nữ lại hay sử dụng tên người yêu
Một nghiên cứu gần đây cho thấy thói quen người dùng vẫn chưa có thói quen sử dụng mật khẩu một cách an toàn, bất chấp rất nhiều vụ hack, rò rỉ dữ liệu lớn liên tiếp xảy ra.
Chúng ta ngày càng phải quàn lý nhiều mật khẩu hơn khi mà mỗi ngày lại có thêm nhiều trang web và ứng dụng phục vụ cuộc sống. Và vì thế, để tiết kiệm thời gian và tiện lợi hơn, chúng ta vẫn đặt những mật khẩu yếu cho tài khoản của mình, bất chấp nguy cơ bảo mật.
Năm này qua năm khác, những cuộc khảo sát đều cho thấy các mật khẩu như "password", "123456" và "123456789" vẫn thống trị bảng xếp hạng mật khẩu phổ biến nhất.
Tuy nhiên, đó chưa phải thói quen sử dụng mật khẩu tệ nhất của chúng ta. Một khảo sát gần đây của nhóm tư vấn công nghệ EPC Group cho chúng ta thấy thêm một số thông tin khác.
Cụ thể, 37% trong số 600 người tham gia khảo sát thừa nhận rằng họ chỉ thay đổi mật khẩu khi nhận được cảnh báo. 11% người được hỏi cho biết họ sử dụng cùng một mật khẩu (hoặc các biến thể của nó) trong ít nhất bảy năm.
Thú vị hơn, khảo sát của EPC Group còn cho thấy một khác biệt đáng chú ý trong thói quen sử dụng của đàn ông và phụ nữ. Trong khi số đàn ông sử dụng "password" làm mật khẩu nhiều gấp 2,8 lần so với phụ nữ thì ở chiều ngược lại số phụ nữ dùng tên người yêu làm mật khẩu nhiều gấp 1,3 lần.
Có lẽ, chỉ có các nhà tâm lý học mới giải thích được tại sao họ lại làm như vậy.
Cuối cùng, 22% số người được hỏi thú nhận rằng họ sử dụng gần như cùng một mật khẩu cho mọi trang web và ứng dụng. 44% cho biết họ thường xuyên sử dụng mật khẩu giống nhau cho mọi thứ. Chỉ 14% tự hào khoe rằng họ sử dụng mật khẩu khác nhau cho các dịch vụ khác nhau.
Hy vọng rằng với sự giúp đỡ của các ứng dụng quản lý mật khẩu, các phương pháp đặt mật khẩu bảo mật nhưng dễ nhớ dưới đây, người dùng toàn cầu sẽ ngày càng sử dụng mật khẩu một cách an toàn hơn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?