Nghiên cứu gây rùng mình: Các tế bào cơ thể cố gắng tự phục hồi ngay cả sau khi chết

    Kushman,  

    Sau khi chết, một số tế bào cơ thể vẫn tiếp tục sống.

    Sau khi chết, một số tế bào cơ thể vẫn tiếp tục sống. Thông tin di truyền được mã hóa thành chỉ thị tạo ra protein hay các phân tử khác, quá trình này có tên khoa học là "gene expression". Một nghiên cứu trên động vật gần đây đã phát hiện rằng một số tế bào vẫn tiếp tục thực hiện quá trình này hàng giờ, thậm chí trong nhiều ngày sau khi cơ thể đã chết. Kết quả này có thể đem lại thông tin quan trọng về ung thư.

    Giai đoạn đầu tiên của gene expression đó là khi DNA được mã hóa thành các chỉ thị dưới dạng bản sao từ một đoạn DNA được chép vào RNA. Trong một bài nghiên cứu được đăng trong tạp chí Open Biology, các nhà khoa học đã phát hiện rằng giai đoạn này thậm chí còn xảy ra mạnh mẽ hơn trong hàng trăm tế bào của một cơ thể vừa chết.

     Một số tế bào vẫn tiếp tục sống sau khi cá thể đã chết. Cái chết là một quá trình xảy ra không phải chỉ trong tích tắc. Không có lí do gì để tin rằng sau khi một sinh vật chết, các hoạt động cơ thể sẽ đột ngột dừng lại. theo tác giả nghiên cứu Peter Noble, đại học Washington trả lời báo MailOnline.

    "Một số tế bào vẫn tiếp tục sống sau khi cá thể đã chết. Cái chết là một quá trình xảy ra không phải chỉ trong tích tắc. Không có lí do gì để tin rằng sau khi một sinh vật chết, các hoạt động cơ thể sẽ đột ngột dừng lại." theo tác giả nghiên cứu Peter Noble, đại học Washington trả lời báo MailOnline.

    "Một số tế bào vẫn tiếp tục sống sau khi cá thể đã chết. Cái chết là một quá trình xảy ra không phải chỉ trong tích tắc. Không có lí do gì để tin rằng sau khi một sinh vật chết, các hoạt động cơ thể sẽ đột ngột dừng lại." theo tác giả nghiên cứu Peter Noble, đại học Washington trả lời báo MailOnline.

    Tuy trình tự các hoạt động cơ thể ngừng hoạt động vẫn chưa rõ ràng, các nhà khoa học cho rằng quá trình này hoàn toàn không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Các loại tế bào khác nhau có vòng đời, thời gian hình thành và độ bền khác nhau.

    Một số tế bào gốc sẽ vẫn tiếp tục duy trì và cố gắng phục hồi. "Tế bào gốc tai trong ở chuột chết sau 5-10 ngày vẫn có thể được nuôi trong ống nghiệm, các tế bào liên kết ở dê vẫn có thể được nuôi cấy 41-160 ngày sau khi con vật chết," theo tiến sĩ Noble.

     Một số tế bào gốc sẽ vẫn tiếp tục duy trì và cố gắng phục hồi. Tế bào gốc tai trong ở chuột chết sau 5-10 ngày vẫn có thể được nuôi trong ống nghiệm, các tế bào liên kết ở dê vẫn có thể được nuôi cấy 41-160 ngày sau khi con vật chết, theo tiến sĩ Noble.

    Một số tế bào gốc sẽ vẫn tiếp tục duy trì và cố gắng phục hồi. "Tế bào gốc tai trong ở chuột chết sau 5-10 ngày vẫn có thể được nuôi trong ống nghiệm, các tế bào liên kết ở dê vẫn có thể được nuôi cấy 41-160 ngày sau khi con vật chết," theo tiến sĩ Noble.

    Noble và nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu cá ngựa vằn và chuột do chúng là hai loài có nhiều tương đồng với con người. Họ cho rằng hiện tượng trên cũng có thể xảy ra ở người, một số nghiên cứu cũ cũng chỉ ra rằng gene expression vẫn xảy ra ở các tế bào tim người sau khi chết.

    Tuy nhiên điều này không có nghĩa là một ngày chúng ta có thể hồi sinh người chết. Tuy nhiên kết quả có thể có ích đối với nghiên cứu về ung thư. "Ví dụ, điều này sẽ khuyến khích xét nghiệm trước các bộ phận cấy ghép nhằm phát hiện sớm nếu tốc độ gene expression tăng mạnh trước khi cấy ghép cho bệnh nhân," Noble cho biết.

    "Chúng tôi thấy bất ngờ khi thấy mức độ gene expression có chứa gene gây ung thư và sự xuất hiện của nhiều loại gene ung thư tăng cao vọt 24 giờ sau khi chết. Các gene gây ung thư này thường được thể hiện ra trong các trường hợp có sự tăng trưởng đột biến của tế bào. Câu hỏi là tại sao điều này lại xảy ra mạnh sau khi chết?"

    Tiến sĩ Noble cho biết nghiên cứu này có thể áp dụng trong khám nghiệm tử thi nhằm xác định thời gian chết của bệnh nhân.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ