Thiếu ngủ gây đủ loại bệnh, nhưng nhiều người vẫn chưa thể từ bỏ thói quen "cú đêm" của mình.
Danh sách những hậu quả của việc thiếu ngủ gồm có: làm cho các tế bào lão hóa nhanh hơn, gây tổn thương tới các neuron thần kinh, giảm trí nhớ. Nghiên cứu mới đây vừa bổ sung thêm cho danh sách này khoản “béo bụng”.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy những người trưởng thành ngủ 6 tiếng một đêm có số đo trung bình vòng eo lớn hơn khoảng 3 cm so với những người ngủ 9 tiếng một đêm. Những con số này được đo đạc bởi đội ngũ tới từ Đại học Leed ở Anh, việc thiếu ngủ đã ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ của cơ thể người và giảm khả năng duy trì cân nặng ổn định.
“Những thông số mà chúng tôi tìm ra được hỗ trợ thêm cho những bằng chứng trước đây về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với những căn bệnh liên quan tới việc hấp thụ thức ăn, ví dụ như việc béo phì”, báo cáo khoa học ghi rõ.
Thử nghiệm này, thuộc chương trình Khảo sát Dinh dưỡng và Ăn kiêng Quốc gia, được thực hiện trên tổng cộng 1.615 người Anh trưởng thành, có độ tuổi từ 19 tới 65. Những người tham gia được yêu cầu ghi lại thời gian ngủ cũng như lượng thực phẩm hấp thụ trong 4 ngày liên tiếp. Các thông số như cân nặng, huyết áp và số đo vòng 2 cũng được theo dõi.
Kết quả của thí nghiệm không chỉ cho thấy số đo vòng eo của người ngủ ít lớn hơn, mà tổng cân nặng của họ cũng cao hơn nữa: dựa theo công thức tính BMI, mỗi tiếng ngủ nhiều hơn của một người sẽ tương đương với 0,46 kg/m2 thấp hơn người ngủ ít.
Dữ liệu thu về được sau thử nghiệm cũng cho thấy có một liên kết giữa số thời gian ngủ ít hơn với lượng cholesterol tốt – cholesterol HDL trong máu thấp hơn. Loại cholesterol này vẫn được cho là có thể làm giảm lượng cholesterol có hại trong máu, từ đó làm giảm khả năng mắc bệnh về tim.
Kết luận lại thì ngủ khoảng 7, 8 hoặc 9 tiếng một đêm sẽ tốt hơn việc chỉ ngủ 6 tiếng một đêm. Các nhà nghiên cứu khuyên rằng cứ ngủ từ 7 tới 9 tiếng là được, tùy theo từng người. Nghiên cứu cũng nêu ra thêm những bằng chứng liên kết giữa giấc ngủ và những bệnh như tiểu đường, căn bệnh hiện đang làm khốn khổ 422 triệu người trên toàn thế giới (thông số được WHO đưa ra).
Tuy nhiên, đội ngũ làm thử nghiệm cũng nhấn mạnh rằng đây không phải là một nghiên cứu sâu xa về việc thiếu ngủ có thể gây nên bệnh tật nguy hiểm như thế nào, mà chỉ là một nghiên cứu sơ bộ về thời lượng giấc ngủ ảnh hưởng tới chỉ số sức khỏe của từng người, mà đơn cử là sự khác biệt giữa số đo vòng 2 cũng như cân nặng của hai loại người: ngủ ít và ngủ đủ.
“Việc hiểu được tại sao người ta lại tăng cân sẽ là một mẩu thông tin vô cùng quan trọng cho sức khỏe nhân loại”, nghiên cứu kết luận.
Toàn bộ kết quả thử nghiệm này được đăng tải trên trang PLOS One.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming