Nghiên cứu mới cho thấy khủng long cũng bị "cảm lạnh"!

    Đức Khương,  

    Thông thường khi nhắc tới cảm lạnh nhiều người sẽ nghĩ đây là bệnh đặc hữu của con người, tuy nhiên họ đã nhầm to, nghiên cứu mới đây đã cho thấy rằng khủng long cũng mắc phải chứng bệnh này.

    Gần đây một nhóm nghiên cứu đã công bố trực tuyến một bài báo học thuật, bài báo này báo cáo kết quả nghiên cứu của họ dựa trên việc phát hiện ra hóa thạch khủng long, đồng thời suy đoán rằng con khủng long này có thể đã mắc các bệnh về đường hô hấp trước khi chết, nó có thể đã bị cảm, ho hay các triệu chứng khác.

    Nghiên cứu mới cho thấy khủng long cũng bị "cảm lạnh"! - Ảnh 1.

    Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện được bằng chứng mắc bệnh cúm và nhiễm khuẩn nấm trong hóa thạch của một con khủng long sống vào Kỷ Jura tại Mỹ. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Scientific Reports. Vào thời điểm Kỷ Jura còn ấm áp và ẩm ướt, tại khu vực um tùm cây cối với hệ động thực vật đa dạng nay là vùng Tây Nam của bang Montana (Mỹ), một con khủng long cổ dài đang trong thời kỳ phát triển đã bị cúm và có các triệu chứng giống như viêm phổi như sốt, mệt mỏi kèm theo hô hấp kém, ho, hắt hơi và thậm chí tiêu chảy.

    Mặc dù cảm lạnh và ho là một điều khá bình thường đối với chúng ta, nhưng khi biết được rằng cảm lạnh cũng tấn công cả khủng long thì nhiều người đã cảm thấy hết sức tò mò, thậm chí là buồn cười.

    Các mẫu hóa thạch được nhóm các nhà cổ sinh vật học này nghiên cứu đến từ một con khủng long thuộc họ Diplodocinae - một loài khủng long sauropod mới, chưa từng được biết đến (số hiệu hóa thạch: MOR 7029), chúng là những con khủng long ăn chay to lớn với cái cổ dài, và học đã đặt tên cho con khủng long này là Dolly.

    Nghiên cứu mới cho thấy khủng long cũng bị "cảm lạnh"! - Ảnh 2.

    Các đốt sống cổ của MOR 7029 có biểu hiện biến dạng âm học rõ ràng (bao gồm cắt và nghiền), nhưng có những cấu trúc bất thường. Ở những đốt sống này, sự thay đổi không đối xứng, hình thái, vị trí và kết cấu của những cấu trúc này làm nổi bật nguồn gốc bệnh lý liên quan đến các rìa hóa thạch khí nén. Mặc dù rất khác nhau, những cấu trúc này có bề ngoài dạng nốt sần đa tiêu điểm gây ra một bề mặt rất nhấp nhô và không đồng nhất. Sự tăng sinh của xương khác nhau về kích thước và mức độ.

    Trong quá trình tìm hiểu, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng ba chiếc xương ở cổ của nó có một di tật và một số cục u. Dựa trên vị trí của ba chiếc xương, các nhà cổ sinh vật học suy đoán rằng các cục u được hình thành sau khi các túi khí của Dolly bị nhiễm trùng rồi lan dần đến xương.

    Đồng thời các phân tích chuyên sâu cũng suy đoán rằng sự thình thành của những cục u này có thể là do nhiễm trùng nấm có tên Aspergillus. Những suy đoán này được dựa trên các triệu chứng tương tự thường xuyên được quan sát thấy ở các loài chim và bò sát hiện đại. Aspergillus là một bệnh hô hấp phổ biến, ảnh hưởng đến các loài chim và bò sát, đôi khi gây nhiễm trùng và gâu biến dạng xương của những động vật này, nặng hơn thì có thể dẫn đến tử vong.

    Nghiên cứu mới cho thấy khủng long cũng bị "cảm lạnh"! - Ảnh 3.

    Theo Cary Woodruff, Giám đốc Cổ sinh vật học tại Bảo tàng Great Plains Dinosaur ở Malta, Montana, cũng là tác giả chính của nghiên cứu, con vật đã chết khi được 15-20 tuổi. Những con khủng long sauropod thường đến tuổi trưởng thành ở cuối độ tuổi 20. Sauropod và khủng long ăn thịt được gọi là theropod, một nhóm bao gồm các loài chim, sở hữu các đường hô hấp phức tạp hơn động vật có vú. Ngoài phổi, chúng còn có các túi khí mỏng, giống như quả bóng kết nối với khoang cơ thể và nhiều xương. Ở Dolly, xương phát triển bất thường ở đoạn nối giữa mô hô hấp và xương ở ba đốt sống, bằng chứng cho thấy nhiễm trùng đã lan rộng từ phổi.

    Điều thú vị là từ góc độ cổ sinh vật học, tài liệu khoa học đầu tiên rõ ràng (mặc dù chưa được chẩn đoán) về bệnh Aspergillosis là của Richard Owen vào năm 1832 khi mổ xẻ một con hồng hạc. Căn bệnh này thường gây ra các tổn thương trên khắp hệ thống hô hấp, tương tự như bệnh chlamydiosis, nhiễm trùng ở mắt, não, da, khớp.

    Bệnh Aspergillosis ở gà đã được ghi nhận là gây ra dị tật đốt sống. Aspergillus là một loại nấm cực kỳ phổ biến, và đặc biệt phát triển mạnh trong môi trường ấm, ẩm ướt, và đầm lầy. Mặc dù không lây truyền từ động vật sang người, nhưng bệnh Aspergillosis được biết đến ở mèo, chó, ngựa, bò, cá heo.

    Giống như trong bệnh Chlamydiosis, Aspergillosis ảnh hưởng và thường gây ra các tổn thương không có mủ trên toàn bộ đường hô hấp và khí nén của gia cầm, mặc dù có thể xảy ra viêm mũi teo.

    Nghiên cứu mới cho thấy khủng long cũng bị "cảm lạnh"! - Ảnh 4.

    Người ta suy đoán rằng có thể Dolly đã bị mắc bệnh này hay nhiễm một loại nấm cổ đại tương tự trong suốt cuộc đời của mình, vì tình trạng hóa thạch cho thấy nó bị khá nghiêm trọng, đến mức biến dạng xương. Mặc dù đây là trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp đầu tiên được phát hiện trong hóa thạch khủng long, nhưng nó không phải là phát hiện quá sốc, vì các nghiên cứu hóa thạch trước đây cũng đã từng phát hiện ra rằng khủng long còn bị sâu răng, ung thư, viêm khớp...

    Nghiên cứu mới cho thấy khủng long cũng bị "cảm lạnh"! - Ảnh 5.

    Giống như con người, khủng long cũng mắc bệnh. Song bằng chứng về bệnh tật và nhiễm trùng được phát hiện trong hóa thạch là rất ít. Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng chứng minh rằng các loài khủng long bạo chúa, như T-Rex, đã mắc phải bệnh gút và loài khủng long iguanodons thì có thể đã bị bệnh viêm xương khớp. Ung thư thì khó chấn đoán hơn nhiều nhưng hiện tại đã có bằng chứng nói rằng khủng long đã mắc phải chúng.

    https://genk.vn/nghien-cuu-moi-cho-thay-khung-long-cung-bi-cam-lanh-20220320111803283.chn
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ