Nghiên cứu tâm lý xã hội: Mọi người sợ mất điện thoại giống như sợ bị khủng bố vậy

    Le Min Kop,  

    Nghiên cứu mới đây khẳng định, nỗi lo mất smartphone gây ra vấn đề tâm lý ngang với một cuộc tấn công khủng bố.

    Hiệp hội Sinh lý học của Anh vừa công bố kết quả nghiên cứu tâm lý xã hội. Kết quả được đưa ra sau cuộc khảo sát 2.000 người dân để đánh giá xem những sự kiện nào đang khiến xã hội lo lắng và những tác động của chúng tới cơ thể.

    Thế giới đang phụ thuộc nhiều vào smartphone.
    Thế giới đang phụ thuộc nhiều vào smartphone.

    Người tham gia cho điểm theo thang từ 0 – 10, với điểm 10 tương ứng trạng thái “Rất căng thẳng”. Theo cuộc khảo sat, ba biến cố khiến mọi người cảm thấy tồi tệ nhất là việc người thân qua đời, bị tống vào tù và nhà bị lũ cuốn trôi (hoặc bị cháy).

    Đáng chú ý, những người tham gia khảo sát xếp nỗi lo mất điện thoại gần ngang với các mối đe dọa khủng bố. Theo đó, khủng bố xếp ở vị trí 13 với 5,84 điểm, trong khi mất smartphone đứng ở vị trí thứ 14 với 5,79 điểm.

    Người Anh lo vấn đề chuyển nhà hơn cả khủng bố.
    Người Anh lo vấn đề chuyển nhà hơn cả khủng bố.

    Nghiên cứu cũng cho thấy, phụ nữ thường dễ căng thẳng hơn nam giới, đặc biệt về những việc liên quan tới tính mạng người thân, bệnh tật, mất điện thoại và Brexit. Mức độ căng thẳng cũng tăng lên theo tuổi tác, ví dụ người lớn tuổi lo lắng về bệnh tật và sợ bị bỏ tù hơn người trẻ.

    Tiến sĩ Lucy Donaldson, Chủ tịch Ủy ban Chính sách của Hiệp hội Sinh lý học Anh cho biết: “Thế giới hiện đại gây ra nhiều áp lực bởi những thứ mà chúng ta không thể hình dung ra 50 năm trước, như truyền thông xã hội và điện thoại thông minh. Đáng chú ý là với mỗi chủ đề, từ vấn đề tiền bạc cho tới Brexit, phụ nữ thường cho thấy mức độ căng thẳng cao hơn nam giới. Điều này có thể tác động lên sức khỏe của phụ nữ.”

    Mọi người sợ nhất việc phải mất người thân.
    Mọi người sợ nhất việc phải mất người thân.

    Trong khi nhiều người ý thức được tác động của stress đối với sức khỏe tinh thần, nó thậm chí còn ảnh hưởng tới nhiều bộ phận cơ thể khác. Bộ não gồm các hệ thống kinh và hoocmon phản ứng lại với stress, gây ra ảnh hưởng tới tim mạch, hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa. Khi căng thẳng kéo dài có thể tác động xấu tới cơ thể dẫn đến các bệnh như loét dạ dày hoặc tăng nguy cơ đau tim”.

    Nghiên cứu dựa vào “Thang đo lường phản ứng xã hội” của tiến sĩ Holmes và Rahe đưa ra năm 1960 để xác định các sự kiện ảnh hưởng tới người dân theo mức độ nào. Hiệp hội Sinh lý Anh hy vọng, kết quả của cuộc khảo sát sẽ nâng cao nhận thức về những ảnh hưởng của stress đối với cơ thể chúng ta.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ