Camera chính là một trong những điều thay đổi nhanh chóng nhất trên điện thoại trong những năm qua, hãy cùng nhìn lại những chiếc điện thoại đã góp phần mang đến sự phát triển này nhé.
Trong vài năm qua, chúng ta đã thấy các chipset smartphone đi từ việc có một lõi CPU đơn độc sang có 10 lõi. Độ phân giải màn hình đã phá vỡ rào cản HD và hiện đang ở mức 4K. Nhưng tiến độ đã chậm lại trên cả mặt chipset và màn hình. Màn hình có tốc độ làm mới cao khiến mọi thứ trở lại thú vị trong một thời gian, nhưng sự phấn khích đó cũng đang bão hoà dần.
Tuy nhiên, camera dường như ngày càng tốt hơn (và nhiều hơn). Và chúng thường là lý do để nâng cấp. Snapdragon 855 có thể đã được vài năm tuổi tại thời điểm này, nhưng nó vẫn còn khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, một ống kính tiềm vọng 10x sẽ đè bẹp bất kỳ camera di động nào từ 2 năm trước trong chụp zoom.
Vì vậy, chúng ta hãy đi ngược dòng thời gian và tri ân những chiếc điện thoại đã giới thiệu công nghệ máy ảnh mang tính cách mạng.
Chúng ta nên bắt đầu từ đầu. Điện thoại đầu tiên có camera tích hợp là Kyocera VP-210 từ năm 1999. Nó có cảm biến 110.000 px (là 0,1MP) và có thể chụp ảnh. Bạn có thể lưu trữ tối đa 20 ảnh trên điện thoại và gửi chúng qua email. Điện thoại cũng hỗ trợ gọi video, truyền video qua mạng PHS của Nhật Bản với tốc độ 2 khung hình / giây.
Kyocera VP-210
Nhân tiện, camera được đặt ở mặt trước, do đó nó cũng trở thành chiếc máy ảnh selfie đầu tiên.
Điện thoại có camera hơn 10MP đầu tiên thuộc về Samsung Pixon12 được tung ra thị trường vào tháng 8 năm 2009. Đúng như tên gọi, nó có cảm biến 12MP. Sony Ericsson Satio ra mắt sau đó vài tháng cũng vậy, nhưng chúng ta chỉ xem xét sản phẩm đầu tiên được tung ra thị trường.
Phải mất một thập kỷ để thêm một số 0 khác vào con số độ phân giải - camera điện thoại 100MP trở lên đầu tiên được gắn trên Xiaomi Mi CC9 Pro, được ra mắt với tên gọi Mi Note 10/10 Pro ở phương Tây. Nó được trang bị một cảm biến Samsung HMX 1/1,33 inch lớn với độ phân giải 108MP và công nghệ gộp 4 điểm ảnh.
Tuy nhiên, chúng ta đã thấy những cảm biến lớn hơn. Nokia 808 PureView từ năm 2012, có cảm biến lớn hơn ở định dạng quang học 1/1,2". Tuy nhiên, triều đại của nó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Cảm biến di động lớn nhất nằm trong Smart Camera Panasonic Lumix CM1 từ năm 2014. Nó có một cảm biến 1" 20 MP và một ống kính Leica với khẩu độ f/2.8.
Nokia 808 PureView là điện thoại đầu tiên sử dụng kỹ thuật gộp điểm ảnh pixel binning. Nokia gọi nó là 'oversampling', nhưng ý tưởng vẫn giống nhau - một số pixel nhỏ có thể được ghép lại sử dụng tốt hơn như một pixel lớn. Bên cạnh việc cung cấp chi tiết tuyệt đẹp trên từng pixel, kỹ thuật này còn cho phép thu phóng kỹ thuật số không mất dữ liệu, một thứ khá phổ biến hiện nay.
Điện thoại đầu tiên có zoom quang học đã ra mắt nhiều năm trước - Sharp 902 ra mắt năm 2004 có ống kính cung cấp khả năng zoom quang học lên đến 2x cho máy ảnh 2MP của nó. Có thể nói đây cũng là ống kính tiềm vọng đầu tiên trên điện thoại. Nó có một máy ảnh duy nhất, vì vậy kính tiềm vọng đó phải có khả năng điều chỉnh độ dài tiêu cự, đó là zoom thực sự.
Chúng ta có kết quả hoà với điện thoại có camera kép đầu tiên - LG Optimus 3D và HTC EVO 3D đều ra mắt vào tháng 7 năm 2011. Hai chiếc điện thoại này đều thất bại trong nỗ lực tận dụng cơn sốt 3D mà Avatar bắt đầu vào năm 2009. Điện thoại có hai mô-đun máy ảnh giống nhau, chúng có thể chụp ảnh và video lập thể mà sau đó có thể xem trên màn hình parallax.
Camera kép hữu ích đầu tiên xuất hiện sau đó với LG G5 năm 2016. Nó được trang bị camera góc siêu rộng đầu tiên. Máy ảnh chính 16MP có góc 75º, ống kính rộng cho góc nhìn đến 135º. Điều đó thực sự khá ấn tượng vì nếu bạn kiểm tra các camera góc siêu rộng gần đây thì đa phần chỉ có ống kính tầm 120º.
Một camera kép khác lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2014 với HTC One (M8). Nó có hai cảm biến 4MP - một ảnh chụp màu, cảm biến còn lại hoạt động như cảm biến độ sâu đầu tiên. Điện thoại sử dụng thông tin độ sâu cho các hiệu ứng khác nhau, không có hiệu ứng nào thật sự gây ấn tượng.
Tất nhiên là vẫn còn đó nhiều camera trên điện thoại mang tính cách mạng, ví dụ như những điện thoại có khả năng quay video, nhưng hãy để đó làm một câu chuyện khác nhé.
Tham khảo: GSMArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"