Ngược dòng thời gian: sự thất bại của những "ông lớn" ngành PC khi tham gia thị trường smartphone
Dù là những tên tuổi rất thành công trên thị trường PC, nhưng những thương hiệu này phải chấp nhận thất bại trên chiến trường smartphone.
Tiền thân của Apple là một công ty chỉ sản xuất máy tính, nhưng hiện tại smartphone đã trở thành nguồn doanh thu chính của hãng. Tuy nhiên, Apple là một ngoại lệ, hầu hết các công ty máy tính khi tham gia thị trường smartphone đều gặp rất nhiều khó khăn và phải từ bỏ cuộc chơi.
HP là nhà sản xuất PC lớn nhất thế giới và thậm chí từng khá thành công trên thị trường di động với những sản phẩm iPAQ Pocket PC ngày xưa. Sau khi dòng sản phẩm này bị khai tử, HP tiếp tục chiến đấu trên thị trường di động khi mua lại Palm rồi sản xuất smartphone và tablet, nhưng chỉ khoảng một năm sau thương vụ mua Palm, HP đã nếm mùi thất bại và rút chân khỏi thị trường đầy tiềm năng nhưng nguy hiểm này.
HP iPAQ h6310
HP Pre 3
HP Touchpad
Dell cũng là một nhà sản xuất máy tính cực lớn, nhưng câu chuyện của họ trên thị trường di động lại hoàn toàn trái ngược. Dell là một trong những hãng đầu tiên khởi động khái niệm “phablet” với chiếc Dell Streak có màn hình lên đến 5 inch vào năm 2010. Hãng tham gia thị trường Windows Phone với Venue Pro cũng trong năm 2010, sau khi ra mắt một số sản phẩm khác như Dell Venue hay Venue 8 7000, gần như đến nay chúng ta chẳng còn nghe tin tức gì về Dell trong thị trường smartphone/tablet nữa.
Dell Streak
Dell Venue 8 7000
Tiếp đến, hãy nói về Acer, hãng PC lớn thứ sáu thế giới trong năm 2015. Acer từng ra mắt khá nhiều mẫu smartphone Windows và Android và thậm chí còn có gaming tablet trong năm 2015, nhưng đến 2016 thì gần như chẳng còn xuất hiện trên thị trường nữa. Nếu bạn chưa biết thì Gigabyte, thương hiệu cực lớn trong thị trường phần cứng máy tính, cũng đã từng ra mắt một số mẫu điện thoại và smartphone nhưng ít ai biết đến và lặng lẽ biến mất.
Acer Predator 8
Gigabyte GSmart Essence 4
Sharp từng là một hãng máy tính và cũng khá thành công trên thị trường smartphone tại Nhật và được thế giới biết đến với các sản phẩm cực kỳ ấn tượng như J-SH04, chiếc điện thoại đầu tiên có camera, hay dòng Aquos Crystal, smartphone đầu tiên có viền siêu mỏng. Dù vậy, thành công của Sharp trên thị trường smartphone không kéo dài được lâu khi rơi vào khủng hoảng tài chính và bán mình cho Foxconn.
Aquos Crystal,
Lenovo cũng là một nhà sản xuất máy tính nổi tiếng, từng ghi dấn ấn trên thị trường smartphone và thậm chí còn mua lại Motorola, nhưng những năm gần đây gần đây rất ít sản phẩm nào để lại dấu ấn. Theo thống kê, trong năm 2017 hãng chỉ bán được dưới 2 triệu máy và năm 2018, thị phần Lenovo tại Trung Quốc chỉ còn dưới 0,5%.
Lenovo Z5 Pro
Intel và Nvidia tham gia vào thị trường smartphone dưới dạng nhà cung cấp chip, Nvidia thậm chí còn có sản phẩm table chuyên game, nhưng cả chip xử lý Atom và Tegra đều không thành công. AMD tuy không trực tiếp sản xuất chip di động, nhưng bộ phận Mobility Radeon của AMD đang sản xuất GPU Adreno cho Qualcomm.
nVIDIA SHEILD
Tại sao những hãng PC lại thất bại khi gia nhập thị trường di động nhưng Apple lại thành công? Thành thật mà nói, trong thời gian đầu tiên, thị trường smartphone không phải mãnh đất màu mỡ cho những công ty không có tên “Apple". Khoảng năm 2007, khoảng một nửa doanh thu của Apple đến từ iPod, hơn cả Mac và MacBook cộng lại. Do đó, điều giúp Apple dễ dàng gia nhập thị trường di động hơn các hãng PC khác là lúc này, Aplpe đã dần định hình vị trí của mình trong mắt người dùng như là một công ty rất mạnh về di động.
Tương tự như vậy, Sony lúc bấy giờ đã có sẵn danh tiếng với dòng điện thoại Sony Ericsson và máy nghe nhạc Walkman nên hãng nhanh chóng giành được cảm tình của người dùng khi tham gia thị trường smartphone. Có lẽ, ngoài lý do sản phẩm chưa tốt, thì chính bởi cái bóng quá lớn trong mảng máy tính đã khiến người dùng không hứng thú lắm với điện thoại của những hãng này.
Tham khảo: GSMArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời