Ngược dòng thời gian: Sự trỗi dậy và sụp đổ của đế chế BlackBerry

    ryankog,  

    BlackBerry từng là “vua của smartphone", nhưng đến nay chỉ còn là cái tên trong hoài niệm.

    BlackBerry từng là “vua của smartphone", với doanh số hơn 50 triệu chiếc vào thời kỳ đỉnh cao năm 2011. Công ty viễn thông Canada ban đầu được đặt tên là Research in Motion và có hàng chục triệu khách hàng. BlackBerry bắt đầu tạo với việc sản xuất máy nhắn tin, và chỉ trong 15 năm đầu tiên thành lập, họ đã tạo ra sản phẩm với bàn phím QWERTY đặc trưng của mình.

    Ngược dòng thời gian: Sự trỗi dậy và sụp đổ của đế chế BlackBerry - Ảnh 1.

    Đã có lúc, BlackBerry kiểm soát 50% thị trường điện thoại thông minh ở Mỹ và 20% trên toàn cầu. Từng có thời gian điện thoại BlackBerry xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nhưng nhu cầu nhanh chóng giảm xuống và vào năm 2016, BlackBerry đã ngừng sản xuất điện thoại của riêng mình. Vậy chuyện gì đã xảy ra?

    Ngược dòng thời gian: Sự trỗi dậy và sụp đổ của đế chế BlackBerry - Ảnh 2.

    Năm 1984, hai sinh viên kỹ thuật người Canada, Mike Lazaridis và Douglas Fregin, đã thành lập Research in Motion. Lúc đầu, công ty đã nghiên cứu nhiều dự án mang tính ngẫu nhiên: một hệ thống đèn LED cho GM, một mạng cục bộ cho IBM và thậm chí là một hệ thống chỉnh sửa phim đã giành được giải Oscar năm 1998.

    Ngược dòng thời gian: Sự trỗi dậy và sụp đổ của đế chế BlackBerry - Ảnh 3.

    Mike Lazaridis (trái) và Douglas Fregin

    Năm 1989, công ty điện thoại Rogers của Canada đã ký hợp đồng với RIM để nghiên cứu mạng Mobitex, một hệ thống được thiết kế dành riêng cho nhắn tin, giúp RIM sớm trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực nhắn tin di động. Năm 1996, khi RIM chính thức tạo ra máy nhắn tin hai chiều đầu tiên -  RIM-900 Inter@ctive Pager.

    Ngược dòng thời gian: Sự trỗi dậy và sụp đổ của đế chế BlackBerry - Ảnh 4.

    Và trong vài năm tới, công ty đã tiếp tục phát huy thiết kế đó, dần dần thêm các tính năng như màn hình màu, WiFi, nhắn tin tức thời và duyệt web. Năm 2002, công ty đã ra mắt thiết bị đầu tiên có thể được xem là điện thoại, chiếc BlackBerry 6710 . Năm 2006, RIM đã thêm trackball để người dùng có thể cuộn nhanh nội dung trên màn hình với chiếc BlackBerry Pearl.

    Ngược dòng thời gian: Sự trỗi dậy và sụp đổ của đế chế BlackBerry - Ảnh 5.

    BlackBerry đã tìm được cách để làm cho điện thoại của họ trở thành biểu tượng của những người thành đạt.

    BlackBerry có thiết kế đơn giản, dễ làm quen và hướng đến đối tượng là các chuyên gia kinh doanh. Bàn phím QWERTY đầy đủ giúp họ có thể làm việc bên ngoài văn phòng. Họ có thể trả lời email, văn bản, duyệt web, về cơ bản bất cứ điều gì họ có thể cần làm trên máy tính. Và còn một tính năng được yêu thích khác: BlackBerry Messenger.

    Ngược dòng thời gian: Sự trỗi dậy và sụp đổ của đế chế BlackBerry - Ảnh 6.

    Dịch vụ nhắn tin BBM cũng là một thành phần quan trọng trong thành công của BlackBerry, vì họ đã nhận ra rất sớm rằng người dùng muốn có kết nối ngay lập tức với mọi người; họ muốn có thể nhắn tin qua lại mà không bị giới hạn. Ngoài ra, việc dùng BBM cũng chứng tỏ bạn là một trong những người sử dụng BlackBerry thời thượng.

    Đến năm 2007, công ty đã thu về hơn 3 tỷ đô la doanh thu với lợi nhuận ròng là 631 triệu đô la.

    Ngược dòng thời gian: Sự trỗi dậy và sụp đổ của đế chế BlackBerry - Ảnh 7.

    Vào thời điểm đó, BlackBerry còn có các hợp đồng chính phủ và các hợp đồng kinh doanh lớn, và những giao dịch đó lần lượt thúc đẩy sự chấp nhận của người tiêu dùng nhiều hơn. Vì vậy, tại thời điểm đó, BlackBerry thống trị thị trường Mỹ.

    Vì vậy, với tất cả các hợp đồng béo bở, công ty không có gì phải lo lắng, phải không? 

    Khi ra mắt iPhone Steve Jobs đã từng nói: “Vấn đề với chúng (các điện thoại có bàn phím) là 40% ở dưới màn hình. Tất cả đều có những bàn phím này ở đó, cho dù bạn có cần hay không. Những gì chúng ta sẽ làm là loại bỏ tất cả các nút này và tạo ra một màn hình khổng lồ.”

    Ngược dòng thời gian: Sự trỗi dậy và sụp đổ của đế chế BlackBerry - Ảnh 8.

    iPhone là thứ mà người tiêu dùng chưa từng thấy trước đây. iPhone là một thiết bị màn hình cảm ứng hoàn toàn và đó là một bước nhảy vọt lớn lúc bấy giờ. BlackBerry vẫn đang sử dụng bàn phím vật lý tại thời điểm đó.

    iPhone đã không giết RIM ngay lập tức, nhưng đó chính “lệnh tử hình”. BlackBerry đã không xem iPhone là đối thủ vì nó không phục vụ cho thị trường kinh doanh. Vì vậy, BlackBerry tiếp tục kinh doanh như bình thường. RIM đã phát hành điện thoại nắp gập BlackBerry vào năm 2008, nhanh chóng tiếp theo là BlackBerry Storm, thiết bị màn hình cảm ứng đầu tiên của hãng.

    Ngược dòng thời gian: Sự trỗi dậy và sụp đổ của đế chế BlackBerry - Ảnh 9.

    Tuy nhiên Storm đã bị đánh gía là một thiết bị kém, một sự thất vọng vì hiệu suất chậm chạp. Nhưng điện thoại BlackBerry vẫn tiếp tục bán vì một vài lý do. iPhone đắt hơn BlackBerry và độc quyền cho AT & T cho đến năm 2011, buộc khách hàng ở Mỹ phải chuyển nhà cung cấp hoặc chọn điện thoại mới. Và, rất đơn giản, mọi người chỉ là chưa muốn từ bỏ bàn phím của họ.

    Vì vậy, trong một thời gian, BlackBerry vẫn ổn. Nhưng RIM đã đánh giá thấp sự thay đổi của thị trường điện thoại thông minh.

    iPhone ra mẫu mới mỗi năm và các điện thoại thông minh khác, như Motorola Droid, bắt đầu lên kệ. RIM đã cố gắng để theo kịp. Hãng đã tung ra các thiết bị mới cải tiến, như máy tính bảng PlayBook và Torch, nhưng các thiết bị không được đón nhận. PlayBook thậm chí không cài sẵn ứng dụng email khi mở bán, điều này khiến cho nó trở nên vô dụng với đối với đối tượng khách hàng doanh nhân mà họ hướng đến. 

    Ngược dòng thời gian: Sự trỗi dậy và sụp đổ của đế chế BlackBerry - Ảnh 10.

    Vào tháng 6 năm 2010, cái chết của BlackBerry lại một lần nữa được cảnh báo với việc Apple phát hành iPhone 4. Ngay sau khi mở bán, doanh số điện thoại của Apple đã vượt qua BlackBerry lần thứ hai. Nhưng lần này, BlackBerry không thể nào đuổi kịp nữa.

    BlackBerry đã thay đổi quá chậm chạp.

     Android và iOS là ưu tiên hàng đầu của các nhà phát triển ứng dụng. BlackBerry thì không. Các điện thoại BlackBerry đã bỏ lỡ một loạt các tính năng thu hút người tiêu dùng, như chất lượng camera trước và sau. Những thiếu sót này cuối cùng đã dẫn đến sự sụp đổ của RIM. Thị phần toàn cầu của RIM rơi vào một vòng xoáy đi xuống, từ 20% năm 2009 xuống dưới 5% vào năm 2012. Đến khi RIM cuối cùng cũng phát hành điện thoại thuần cảm ứng vào năm 2013 là chiếc Z10, thì đã quá muộn.

    Ngược dòng thời gian: Sự trỗi dậy và sụp đổ của đế chế BlackBerry - Ảnh 11.

    Cùng năm đó, RIM chính thức đổi tên thành BlackBerry. Nhưng tại thời điểm này, mọi người đã bị cuốn vào iPhone hoặc Android. Và trong quý cuối năm 2016, trong số hơn 432 triệu điện thoại thông minh được bán trên toàn thế giới, chỉ có 207.900 là thiết bị BlackBerry, chiếm vỏn vẹn gần 0%. Và vào năm 2016, công ty điện tử tiêu dùng Trung Quốc TCL về cơ bản đã mua thương hiệu điện thoại BlackBerry, dẫn đến việc họ rời khỏi thị trường điện thoại thông minh, 14 năm sau khi phát hành điện thoại đầu tiên. Nhưng BlackBerry vẫn sống, về một mặt nào đó.

    Ngược dòng thời gian: Sự trỗi dậy và sụp đổ của đế chế BlackBerry - Ảnh 12.

    Theo thỏa thuận, TCL sẽ đảm nhiệm thiết kế và sản xuất phần cứng của smartphone BlackBerry trong khi công ty BlackBerry cung cấp phần mềm. Điện thoại BlackBerry trong những năm gần đây vẫn có bàn phím mang tính biểu tượng nhưng chạy trên Android chứ không phải BlackBerry OS, mang đến cho người dùng kho ứng dụng yêu thích của họ và nhiều tùy chọn tùy chỉnh hơn.

    Ngược dòng thời gian: Sự trỗi dậy và sụp đổ của đế chế BlackBerry - Ảnh 13.

    Các điện thoại BlackBerry vẫn được bán cho đối tượng người dùng cụ thể, những người muốn nâng cao tính năng bảo mật và quyền riêng tư. Nhưng chiếc điện thoại BlackBerry mới nhất, Key2, đã được phát hành vào năm 2018 và năm 2019 đã không có bất kỳ mẫu BlackBerry mới nào.

    Ngược dòng thời gian: Sự trỗi dậy và sụp đổ của đế chế BlackBerry - Ảnh 14.

    Đầu tháng 2/2020, BlackBerry tuyên bố ngừng hợp tác với TCL và đến nay chưa nghe tin tức gì về sản phẩm mới của BlackBerry nữa. Liệu BlackBerry có “chết” lần nữa không? Lúc này thì có lẽ là như vậy. Tuy nhiên, nhiều khả năng chúng ta sẽ thấy BlackBerry hồi sinh tại thời điểm khác, với một đối tác khác hoặc có thể là lại tự mình thiết kế và sản xuất smartphone.

    Tham khảo: BusinessInsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ