Ngược dòng thời gian: Thay vì toàn phím cảm ứng, chúng ta từng có nhiều điện thoại với bàn phím kỳ dị thế này đây!
Trước đây bàn phím từng là một trong những đặc điểm nhận dạng điện thoại, khác hẳn với bàn phím ảo ngày nay.
Trong thời đại smartphone ngày nay, bàn phím dường như không còn là một trong những thành phần quan trọng để làm nổi bật điện thoại nữa, nếu thích kiểu này hay kiểu khác, bạn chỉ cần tải các dạng bàn phím theo ý thích về mà thôi. Tuy nhiên, trước đây khi mà smartphone vẫn chưa xuất hiện thì bàn phím là nơi mà các nhà sản xuất tha hồ thể hiện sự sáng tạo của mình để mang đến nét độc đáo và trải nghiệm thú vị cho người dùng.
Dưới đây là những chiếc điện thoại có bàn phím độc đáo nhất từng xuất hiện, chắc chắn sẽ có rất nhiều cái tên quen thuộc đấy.
Đối với bàn phím QWERTY ảo trên smartphone, chúng ta không còn lạ gì với việc gõ phím bằng hai ngón tay cái nữa, tuy nhiên ngay từ năm 2003 khi mà các bàn phím T9 (phím số và chữ tích hợp chung) còn đang chiếm lĩnh thị trường, một số nhà sản xuất đã nghĩ ra cách bố trí phím đặc biệt như Siemens với chiếc SX1 và Nokia 7600. Thay vì một cụm phím bên dưới, hai hãng này tách cụm T9 ra hai bên với ý tưởng là giúp người dùng bấm nhanh hơn với hai ngón tay.
Nokia 7600
Năm 2001, Nokia ra mắt chiếc 5510 với thiết kế nhấn mạnh vào việc hỗ trợ gõ phím. Máy được trang bị cả một bàn phím QWERTY nhưng chia thành hai nửa với màn hình ở giữa. Nokia 6810 ra mắt năm 2003 có thể xem là bản nâng cấp với thiết kế sáng tạo hơn khi có bàn phím QWERTY ẩn dạng gập. Bình thường Nokia 6810 trông cũng như các điện thoại khác nhưng khi mở bàn phím T9 ra sẽ trở thành bàn phím QWERTY rất độc đáo.
Nokia 5510
Nokia 6800
Ý tưởng bàn phím QWERTY ẩn tiếp tục được phát triển, năm 2004, Sony Ericsson ra mắt chiếc P910 với cách thiết kế cực độc khi dùng bàn phím T9 làm tấm nền che cho bàn phím QWERTY ẩn bên dưới, khi cần dùng thì chỉ cần mở ra như điện thoại nắp gập.
Ngoài ra còn có những sản phẩm có bàn phím QWERTY “lai” như Sony Ericsson M600, thoạt nhìn tưởng như máy có bàn phím T9, nhưng trên mỗi phí có hai ký tự và sắp xếp theo thứ tự của phím QWERTY, một phím có hai hướng bấm, bạn có thể nhấn vào bên trái để ra một chữ và vào bên phải phím để ra chữ còn lại.
Bên cạnh hiện đại hoá với bàn QWERTY, chúng ta còn có những chiếc điện thoại muốn đưa người dùng quay về quá khứ khi tích hợp kiểu bàn phím như trên các điện thoại bàn quay số ngày xưa, điển hình là Nokia 3650, Toshiba G450 và Samsung Serene. Thế nhưng những kiểu thiết kế này lại không thuận tiện cho người dùng, một số lựa chon thiết kế bàn phím tệ hại khác có thể kể đến Nokia 2300 và Nokia 3200 với dạng phím gộp. Hay Nokia "thỏi son" 7280 còn không có bàn phím mà dùng cụm núm xoay.
Samsung Serene
Nokia 3200
Nokia 7280
Motorola ROKR E8 ra mắt năm 2008 với kiểu bàn phím T9 cảm ứng. Nửa dưới của máy là một màn hình cảm ứng đơn giản dành riêng cho hiển thị phím, có thể thay đổi chức năng tuỳ vào nhu cầu sử dụng. Ví dụ như khi bạn nghe nhạc phần màn hình này sẽ hiển thị các phím điều khiển và khi nhắn tin hay gọi điện sẽ là phím T9 thông thường.
Thậm chí, chiếc 3108 của Nokia còn có cả bàn phím cảm ứng nhận diện chữ viết tay thông qua bút stylus nữa. Cũng gần giống như P910, bàn cảm ứng được giấu bên dưới bàn phím T9 và khi cần dùng thì mở ra.
Ngày nay với sự phổ biến của smartphone màn hình cảm ứng, đến cả bàn phím QWERTY vật lý cũng không trụ nổi, nói chi đến bàn phím T9, thiếu đi bàn phím, điện thoại mất đi một điểm quan trọng để thể hiện sự sáng tạo. Tuy nhiên cũng nhờ đó mà người dùng có một trải nghiệm đồng nhất hơn, bạn không phải tốn thời gian làm quen với một bàn phím kỳ lạ nào đó mà chỉ cần tải về bàn phím yêu thích mỗi khi đổi điện thoại. Có lẽ đây là một sự hy sinh đáng tiếc nhưng cần thiết.
Tham khảo: GSMArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Khoa học hay tâm linh: Lời giải thích nào cho những ký ức song song của người hiến tặng và người nhận tạng ghép?
Người nhận được nội tạng hiến tặng thường cảm thấy họ có trách nhiệm duy trì ký ức hoặc sở thích cũ của người hiến tạng, như một cách để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn tới người đã hi sinh mạng sống cho mình.
Intel Lunar Lake khiến fan Windows nở mày nở mặt vì thời lượng pin vượt cả MacBook