Người hướng nội đi làm: Như thế nào để không bị hụt sức?

    HALEWW; DESIGN: DUKEMINK, Theo Helino 

    Người hướng nội chúng ta được mệnh danh “kiên trì, siêng năng và tập trung vào công việc”, có lẽ trở ngại lớn nhất với chúng ta là sự e dè khi phải tương tác với người khác.

    Trước hết, tôi là một người hướng nội.

    Tôi đã từng dành một quãng thời gian dài làm việc trong ngành truyền thông kĩ thuật số - dựng website, làm marketing, thiết kế đồ hoạ, thậm chí là nhiếp ảnh. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, nếu bạn thật sự muốn nâng sự nghiệp của mình lên một tầm cao mới, bạn buộc phải dừng việc nấp sau chiếc màn hình Apple và tự mình chủ trì những cuộc họp quan trọng.

    Với một người hướng nội như tôi, có quá nhiều lo lắng, do dự khi cứ phải liên tục thuyết trình nơi công sở, không chỉ với tư cách một quản lí dự án mà còn là một người có thể đảm đương những cuộc họp quan trọng với khách hàng.

    Xuất hiện và phát biểu trước nhiều người là kĩ năng chúng ta được tôi rèn từ nhỏ. Nhưng chuyện đâu dễ dàng đến vậy…

    Bẵng đi một thời gian, giờ tôi chuyển sang làm một marketer tự do, người chịu trách nhiệm cho mọi khía cạnh của một thương vụ làm ăn. Từ quản lí dự án đến quản trị tài chính, từ sản xuất cho đến bán hàng.

    Người hướng nội đi làm: Như thế nào để không bị hụt sức? - Ảnh 1.

    Con đường này không hề dễ dàng. Nhất là với một người hướng nội như tôi.

    Bất kì ai là một người hướng nội đều hiểu, giao tiếp bằng những chuyện tầm phào (small talk) chưa bao giờ là thế mạnh của chúng ta. Chúng ta không thể “bắn liên thanh” trong một cuộc hội thoại. Và cho đến khi thực sự hiểu rõ người đang nói chuyện với mình, chúng ta sẽ hết sức kìm nén năng lượng trong người và giữ im lặng.

    Trong quá khứ, tôi được mặc định là đóng vai trò “người giúp việc” trong văn phòng, cấp tiến hơn thì là “cổ động viên” mỗi khi các đồng nghiệp bước lên sân khấu và chiến đấu với một thương vụ quan trọng. Khi làm việc nhóm, tôi là con sói cô độc chỉ chăm chăm làm cho xong phần việc của mình và ao ước: “Sao sếp không giao cho một mình mình làm đi nhỉ, khỏi cần tương tác với loài người?”.

    Đó là khi, tôi còn làm việc cho người khác. Giờ đây, tôi làm việc freelance. Freelance tức là làm việc cho chính mình. Tất cả đều là khách hàng của bạn, không ai là chủ của bạn cả. Bạn làm thì làm, không làm thì sẽ không có thu nhập.

    Tôi từng ngấu nghiến mọi thể loại sách viết về kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng bán hàng, cố gắng khai thác hết các mối quan hệ của mình để vừa “bôi trơn” công việc, vừa học cách làm sao để đỡ ngại khi phải “tương tác” với loài người. Tôi đặt rất nhiều lịch họp, bắt tay vào luyện tập chăm chỉ. Thời gian trôi qua, mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn. Và đây chính là những bài học tôi đã rút ra được từ quá trình phát triển bản thân này.

      Người hướng nội đi làm: Như thế nào để không bị hụt sức? - Ảnh 2.

    Đọc thì đọc nhiều đấy, nhưng mỗi khi phải giao tiếp qua điện thoại, tôi vẫn ấp úng và quên hết mọi thứ mình đã học được trong sách. Tuy nhiên, bằng cách lặp đi lặp lại những kĩ năng vẫn thường được áp dụng trong các cuộc họp, bạn sẽ thấy những bài học được đúc kết để mọi quá trình trở nên không còn lạ lẫm, gia tăng sự tự tin trong chính bản thân bạn.

    Với người hướng nội, luôn thích nhắn tin hơn gọi điện như tôi, quá trình cải thiện việc giao tiếp qua điện thoại có thể mất nhiều thời gian và khiến tôi bối rối, tuy nhiên, cái gì rồi cũng sẽ qua, tôi càng ngày càng tiến bộ chỉ bằng cách luyện tập.

    Người hướng nội đi làm: Như thế nào để không bị hụt sức? - Ảnh 3.

    Việc lập kế hoạch có thể giúp bản thân chúng ta tự tin hơn rất nhiều (dù đa phần chúng ta không hoàn thành 100% những kế hoạch đã được vạch ra); nhưng ít nhất, đây là một liều thuốc tăng lực cho tình thần. Việc biết rõ mình phải làm gì, cần làm gì và tiến độ công việc như thế nào sẽ giúp bạn tỉnh táo và luôn trong trạng thái sẵn sàng để giải quyết công việc.

    Không chỉ ôm khư khư kế hoạch của mình, nếu kế hoạch đó có liên quan đến người khác, hãy thông báo cho họ trước một khoảng thời gian để ít nhất họ có thể sắp xếp và ứng phó khi có sự cố đột xuất. Mỗi ngày, mỗi người chỉ có một khoảng thời gian nhất định để dành cho công việc, trong khi số đầu việc là vô kể, họ sẽ rất biết ơn nếu bạn cho họ một kế hoạch làm việc rõ ràng.

    Người hướng nội đi làm: Như thế nào để không bị hụt sức? - Ảnh 4.

    Ai cũng ngại đặt câu hỏi, không chỉ riêng người hướng nội chúng ta. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. Bạn sẽ không muốn mò mẫm trong bóng tối để rồi bị cấp trên hay khách hàng vặn vẹo: “Tại sao bạn không hỏi chúng tôi?” đâu.

    Đặt câu hỏi giúp bạn lường trước được mọi thử thách trong công việc và làm rõ những điểm cần chú ý; trong một cuộc họp, câu hỏi là rất cần thiết để mọi người cùng nhau đóng góp vào hiệu quả chung. Giữ thói quen ghi lại mọi câu hỏi và ý kiến đóng góp sẽ giúp bạn nhiều sau này đấy.

    Người hướng nội đi làm: Như thế nào để không bị hụt sức? - Ảnh 5.

    “Dĩ hoà vi quý” là một cách sống tốt, đúng đắn, khôn ngoan và trưởng thành. Nhưng khi được đặt vào công việc, không phải lúc nào dĩ hoà vi quý cũng là giải pháp tốt nhất. Người hướng nội chúng ta thường ngại tranh cãi, không muốn mất lòng người khác và luôn luôn vật lộn giữa nhẫn nhịn hay đấu tranh.

    Tôi cũng vậy, tôi từng là người ba phải, luôn tâm niệm “thế nào cũng được, không ảnh hưởng đến mình là được”. Nhưng thi thoảng tôi vẫn phải dồn hết sức bình sinh để hỏi liệu khách hàng có nghĩ đến một cách tiếp cận khác không nếu có một vài điểm bất khả thi trong chiến lược của họ.

    Người hướng nội đi làm: Như thế nào để không bị hụt sức? - Ảnh 6.

    Người hướng nội sợ nhất là bị đánh giá. Chúng ta sợ đối phương sẽ nghĩ mình tham lam, chỉ nghĩ đến tiền. Tuy nhiên, hãy mạnh mẽ lên, thẳng thắn hỏi đối tác: ngân sách của họ là bao nhiêu, họ sẵn sàng chi trả cho công sức của bạn bao nhiêu?

    Bạn có thể giảm giá dịch vụ như một chính sách thúc đẩy bán, bạn có thể làm giúp một số việc cho một số người thật sự quan trọng với bạn. Nhưng đừng bao giờ làm cái gì đó không công, và đừng ngại ngần đưa tiền nong lên vị trí số 1 trong cuộc thảo luận giữa bạn và đối tác, nhà tuyển dụng, khách hàng.

    Người hướng nội đi làm: Như thế nào để không bị hụt sức? - Ảnh 7.

    Sự kiên định là đức tính quan trọng giúp bạn vượt qua được mọi nỗi sợ hãi hay do dự. Ghi chép thật nhiều, trong sổ tay, trong laptop, bất cứ nơi nào bạn cảm thấy hiệu quả. Sau cuộc họp, hãy truyền tải mọi nội dung bạn ghi chép lại được vào bản đề xuất, làm nổi bật những điểm quan trọng và thực hiện những bước khả thi nhất trước.

    Người hướng nội đi làm: Như thế nào để không bị hụt sức? - Ảnh 8.

    Chúng ta phải chấp nhận một sự thật rằng, với người hướng nội, không có hoạt động nào vắt kiệt sức lực hơn là họp hành, hay bất kì một hoạt động nào yêu cầu quá nhiều sự tương tác với người khác. Nếu mệt quá, hãy mạnh dạn xin một vài phút nghỉ, thở sâu, đi bộ hít thở không khí trong lành, pha một cốc trà thảo dược vào trong phòng họp.

    Hãy chú ý đến hơi thở, tư thế hoặc hãy nhẩm trong đầu một vài từ khiến bạn thăng bằng trở lại. Hãy mạnh dạn từ chối những hoạt động xã giao khi bạn có quá nhiều việc để làm mà khỏi lo mất lòng người khác. Và điều quan trọng là, bạn càng luyện tập nhiều, bạn càng có nhiều năng lượng và đỡ kiệt quệ sau một chiến dịch dài hơi.

    Kiên nhẫn đi, làm từng bước một, tự cho bản thân mình những điều kiện cần và đủ để bộc lộ hết giá trị của bản thân, và nhớ là phải thường xuyên tự tôn vinh mình. Đây không phải là kiêu ngạo, mà là để tự nhắc bản thân rằng: ngay cả khi không ai công nhận bạn, thì bạn nhận thức được giá trị của mình.

    Người hướng nội đi làm: Như thế nào để không bị hụt sức? - Ảnh 9.

    Sinh ra là một người hướng nội không phải là một cái "nghiệp", bạn có thể hoàn toàn thoải mái với việc là một người hướng nội, ít giao tiếp, khó bắt chuyện, thích ở một mình, nghe nhạc, đọc sách và đắm chìm trong những mộng tưởng. Người hướng nội cũng có những vẻ đẹp riêng của họ.

    Nhưng người hướng nội cũng vẫn phải sống, phải lao động, kiếm tiền để chi trả cho bản thân và tích luỹ cho tương lai. Trong những tình huống không thể "hướng nội" được, hãy thử 8 cách thức trên để tạm thời nhập vai một người "hướng ngoại", để có thể giải quyết trơn tru mọi công việc của mình. Đến cuối ngày, bạn lại có thể ngả lưng trên chiếc giường ấm áp và cắm tai nghe một bản nhạc quen thuộc rồi chìm dần vào trong thế giới tươi đẹp chỉ của riêng mình.

    Người hướng nội đi làm: Như thế nào để không bị hụt sức? - Ảnh 10.
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ