Người Trung Quốc "đam mê" thanh toán bằng mã QR, vì sao người dân các nước phát triển lại không?
Theo Sohu (Trung Quốc), câu trả lời khá đơn giản.
- Hơn 90% xe bus điện và xe tải điện trên thế giới là ở Trung Quốc
- Thử nghiệm tàu rải cáp lớn nhất Trung Quốc
- Không phải Trung Quốc, đây mới là quốc gia xây cầu treo dài nhất thế giới, chịu được sức gió 300 km/h
- Trung Quốc chứng minh made in China "không phải dạng vừa đâu": Tạo một ‘chiến thần’ ứng dụng gây sốt ở phương Tây, vừa về châu Á đã khiến người dân Nhật Bản, Hàn Quốc mê mẩn
- Trung Quốc tiết lộ kế hoạch táo bạo, 'định hình lại thế giới' trong 2 năm bằng robot
Tại sao các nước phát triển không phổ cập việc thanh toán bằng mã QR?
Kể từ khi Trung Quốc bước vào kỷ nguyên Internet, phương thức thanh toán khi đi mua sắm ở nước này đã có bước thay đổi đáng kể.
Giờ đây smarphone (điện thoại thông minh) đã thay thế ví tiền trở thành thứ bất ly thân của người Trung Quốc khi đi ra ngoài.
Thanh toán bằng mã QR cũng đã giúp người Trung Quốc hạn chế tối đa tần suất tiếp xúc giữa người với người trong đại dịch Covid-19.
Nhưng phương thức thanh toán này lại không phổ biến ở nước ngoài.
Nếu người Trung Quốc ra nước ngoài, họ sẽ thấy nhiều nơi không áp dụng việc thanh toán bằng smartphone - và nghịch lý là nước càng phát triển thì họ càng từ chối thanh toán kiểu này.
Tại sao các nước phát triển không thích thanh toán bằng mã QR?
So với các nước phát triển, Internet ở Trung Quốc khởi đầu tương đối muộn nhưng tốc độ phát triển và kết quả hiện tại ngang bằng với các nước nói trên - thậm chí còn vượt xa ở một số lĩnh vực.
Có thể ví dụ như ngay trên chiếc smartphone mà chúng ta đang sử dụng - các sàn thương mại điện tử, các nền tảng livestreams (phát trực tiếp) và thanh toán di động là các công nghệ cốt lõi.
Sự xuất hiện của chúng đã thay đổi thói quen sinh hoạt của người Trung Quốc.
Nếu trước đây khi ra đường họ phải mang theo nhiều tiền lẻ để mua đồ ăn vặt thì giờ đây chỉ cần mang theo smartphone để mua sắm bất kể ở đâu ở Trung Quốc.
Ngày nay có nhiều người Trung Quốc dù không biết chữ vẫn có thể sử dụng smartphone để thanh toán bằng mã QR khi mua hàng tạp hóa.
Vậy tại sao chỉ có người Trung Quốc thích thanh toán bằng mã QR còn ở các nước phát triển thì không? Do họ chưa có công nghệ đó?
Vì sao người dân ở các nước đó không quan tâm đến phương thức thanh toán bằng mã QR?
Thanh toán bằng mã QR "vô hình" ở các nước phát triển?
Thực tế là không phải vì người dân ở các nước phát triển không thích phương thức thanh toán này.
Chỉ là do hệ thống thanh toán có những khác biệt và khả năng tiếp nhận cái mới cũng sẽ thay đổi theo từng quốc gia.
Đầu tiên đó là do các nước phát triển có những quy định rất nghiêm ngặt về Internet và không cho phép các công ty tài chính Internet tồn tại.
Các ngân hàng cũng không hào hứng tham gia hình thức thanh toán này. Như chúng ta đã biết, hầu hết các ngân hàng ở các nước phát triển đều thuộc sở hữu tư nhân và họ đặt lợi nhuận lên hàng đầu.
Việc thanh toán bằng mã QR sẽ gây tổn hại đến lợi ích của ngân hàng - đương nhiên sẽ ít nhận được sự ủng hộ từ họ. Điều này dẫn đến việc thanh toán này về cơ bản là "vô hình" ở các nước đó.
Thứ hai đó là quan niệm về an toàn ở Trung Quốc và các nước phát triển khác nhau. Nhiều người dân nước phát triển nghi ngờ và cảm thấy không đủ an ninh khi thanh toán bằng mã QR.
Đây là một trong những lý do khiến họ không sẵn lòng chấp nhận quét mã QR.
Cuối cùng đó là ngành công nghiệp thẻ tín dụng nước ngoài đang phát triển rất tốt. Mọi người đều sử dụng thẻ tín dụng và thanh toán các hóa đơn hàng tháng bằng thẻ tín dụng.
Phương pháp này tỏ ra tiện lợi không kém mã QR.
Người dân các nước phát triển sử dụng thẻ tín dụng giống như người Trung Quốc sử dụng mã QR và hầu hết các thẻ tín dụng cũng thuận tiện như thanh toán bằng mã QR.
Kết luận
Sự phổ biến của thanh toán mã QR ở Trung Quốc có liên quan chặt chẽ đến chính sách, thói quen tiêu dùng và đặc điểm thị trường thanh toán.
Ở các nước phát triển, đặc biệt là Châu Âu, việc xúc tiến thị trường khó khăn hơn và cần phải thiết lập các tiêu chuẩn, quy trình an toàn cao hơn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4