Nguồn gốc đằng sau Laurel và Yanny: hiện tượng nổi nhất trên Internet trong tuần này

    Dink,  

    Bạn đã chọn phe cho mình chưa? Laurel hay Yanny?

    Nếu bạn chưa biết về hiện tượng Internet mới nổi (nhưng đã vô cùng đình đám) này, hãy đọc bài viết này của chúng tôi.

    Vậy bạn nghe thấy Laurel hay Yanny? Nếu như câu trả lời của bạn là Laurel, thì về mặt kĩ thuật mà nói, bạn đã đúng. Nhưng câu chuyện đằng sau bản ghi âm "được tổng hợp một cách khéo léo" này là gì? Dưới đây là những gì bạn muốn biết.

    Gốc gác của đoạn ghi âm trên là từ website Vocabulary.com, được lấy từ phần phát âm của từ "laurel", có nghĩa là vòng nguyệt quế, thứ đội đầu thường được dùng là biểu tượng của sự chiến thắng. Đoạn ghi âm này đã bắt đầu lan truyền mạnh từ Reddit, trong mục blackmagicf**kery, mục chuyên đăng những thứ kì quái khó giải thích, dường như là do ma thuật đã tạo nên chúng. YouTuber Chloe Feldman đã đăng tải nó lên Twitter và độ lan truyền của Yanny – Laurel càng ngày càng mạnh.

    Nhưng người phát hiện ra nó đầu tiên là em Katie Hetzel, một học sinh mới vào nhập học tại Trường Trung học Flowery Branch, Georgia. Hôm 11 tháng Năm, trong khi đang đi tìm từ phục vụ bài học môn văn, em đã tìm tới từ "laurel". Khi mò mẫm trên Vocabulary.com và nghe thử "laurel" phát âm như thế nào, em đã giật mình khi nghe thấy "yanny" vang lên.

    "Em hỏi một số bạn bè cùng lớp và đều nhận được những kết quả khác nhau", em Hetzel nói. Em đã đăng phát hiện của mình lên Instagram và sau đó ít lâu, một người anh khóa trên đã đăng lại đoạn ghi âm này tên Story tương tác của Instagram, hỏi mọi người xem âm thanh họ nghe được là gì.

    "Cô bé là người đã ghi âm lại nó và đăng lên Instagram rồi tôi làm lại thành video và đăng lại nó", em Castro nói. "Katie và em đã nói chuyện qua lại với nhau và đều đồng tình rằng cả hai đều có công tìm ra thứ hay ho này". Người dùng Reddit là RolandCamry, bạn của Castro, nói rằng cậu đã lấy video từ Instagram của Castro và đăng nó lên Reddit.

    Và đó là hành trình nổi tiếng của Yanny – Laurel. Nhưng thực sự thì giọng nói của ai đứng sau đoạn ghi âm kia? Không phải là đoạn âm thanh này được tạo ra bằng máy tính đâu, một ca sĩ opera tại New York đã ghi âm lại nó vào tháng Mười Hai năm 2007.

    "Đó là một câu chuyện hay, anh ấy là một nhân vật có thể, là thành viên của đội tham gia diễn xuất vở nhạc kịch CATS tại chính sân khấu Broadway", Marc Tinkler, CTO và cũng là đồng sáng lập của Vocabulary.com cho hay. Khi trang web này mới thành lập, những người tạo nên nó muốn những cá nhân phát âm rõ ràng, mạch lạc và đúng quy chuẩn thế giới thực hiện từng từ một.

    "Về cơ bản, chúng tôi thuê về một số ca sĩ opera để thu âm 200.000 từ", Tinkler nói. Anh không muốn làm lộ danh tính những ca sĩ opera này, bởi anh không biết những cá nhân ấy có thoải mái với việc trở thành tâm điểm của cộng đồng mạng không. Cũng theo lời Tinkler, thì chính cá nhân ghi âm từ "laurel" đã giúp Vocabulary ghi âm thêm 36.000 từ khác nữa. Anh bổ sung thêm rằng phát âm yêu thích của anh phát ra từ miệng ca sĩ opera này là từ "audacity".

    Và anh Tinkler, cũng như nhiều người khác, chẳng hiểu sao người ta lại nghe ra 2 từ hoàn toàn khác nhau. Rất có thể là do việc phát âm những từ này đều là riêng lẻ, không kết hợp với câu hoàn chỉnh nào cả nên là sẽ không rõ ràng nếu không có văn cảnh.

    Cũng may là đã có những lời giải thích hợp lý từ các nhà nghiên cứu rồi, nếu không sẽ xảy ra nội chiến Internet giữa hai phe Laurel và Yanny mất. Đoạn ghi âm này cũng chẳng khác nào một hình ảnh đánh lừa thị giác cả, có điều là nó dành cho tai mà thôi. Bên cạnh đó, đoạn ghi âm cũng rất nhiễu – nhiều tạp âm và nhiều tần số khác nhau, nên việc xác định chính xác nó nói gì cũng sẽ gây khó khăn cho người nghe.

    Bên cạnh đó, tần số âm thành càng cao thì người ta sẽ càng nghe ra từ Yanny, càng thấp thì sẽ càng ra từ Laurel. Bạn nghe thấy từ gì là do bộ não của bạn sẽ quyết định bằng việc tập trung vào tần số cao hay thấp.

    Vậy đó, câu chuyện nổi tiếng của Yanny – Laurel và giọng nói đằng sau đoạn ghi âm ấy như trên đây. Nhưng nhiều khả năng là bạn vẫn chưa tìm ra được một "lối đi đúng đắn" cho mình đâu. Mạng Internet cũng thế, người ta vẫn cứ tranh cãi kia là "lo-rồ" hay là "yan-ni".

    Tham khảo Wired

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày