Người ta đồn rằng ở đây phép tính càng khó thì đồ ăn sẽ càng ngon.
Bạn kéo bạn bè ra ngoài ăn một bữa, nếu như không phải có ai đó khao thì hẳn cuối bữa bạn sẽ phải rút điện thoại bấm bấm chia chia để đảm bảo công bằng, “đứa nào cũng phải xòe tiền”. Cộng trừ nhân chia thì đơn giản, vì vậy hãy sẵn sàng cho cấp độ tiếp theo, bởi lẽ trong một thời đại phức tạp như thế nào thì chia hóa đơn khi đi ăn cũng không thể đơn giản được.
Một nhà hàng nhỏ tại Bắc Kinh đã có một cách bắt ép khách hàng tới ăn phải “học toán” một cách miễn cưỡng, khi mà các thực khách tới đây phải giải những phương trình nhất định để có được giá tiền của một đĩa thức ăn. Cộng trừ, căn thức và thậm chí cả lượng giác, tất cả đều nằm trong thực đơn của nhà hàng.
Nơi thường là giá bán đồ ăn, nay là những phép lượng giác đáng sợ.
Một số thực khách phàn nàn rằng họ đã gặp quá nhiều ác mộng, tốn quá nhiều chất xám, rơi quá nhiều nước mắt cho những bài toán như vậy thời trung học rồi, và khi nhìn thấy thực đơn như vậy thì họ thấy thực sự không thoải mái: kí ức vất vả thời cấp 3 lại ùa về.
Một số người khác lại rất hứng thú với nhà hang này, họ nói rằng Toán học là một nghệ thuật đáng để học và hơn nữa, trau dồi chút kiến thức thì có làm sao đâu!
Người ta đồn rằng ở đây phép tính càng khó thì đồ ăn sẽ càng ngon.
Cũng may mắn là chủ tiệm cũng là một người “rộng lượng”, khi mà đã cho đề một dòng dưới thực đơn, rằng quý khách tới ăn có thể nhờ nhân viên tại đó “gia sư” cho khi gặp một món ăn “quá khó nhằn”. Và có lẽ là thực khách tới đây không nên uống quá nhiều đồ có cồn, bởi lẽ hóa đơn của họ không đơn giản chỉ là cộng trừ nhân chia đâu.
Tham khảo DailyMail
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"
Không chỉ là một mô hình AI mới, sự ra đời của Gemini 2.0 còn được Google xem như là cột mốc chuyển giao sang thời đại của các "tác nhân AI".
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI