Nhà khoa học cảnh báo chỉnh sửa gen để ngăn cản ung thư cũng là tuyệt diệt thiên tài từ trong trứng nước

    NPQM,  

    Kết luận được đưa ra về phương pháp biến đổi gen này vẫn còn chưa được nhân thức rõ bởi toàn thể cộng đồng.

    Những phát kiến mới trong công nghệ biến đổi gen có thể giúp ngăn chặn và phòng ngừa bệnh ung thư, nhưng bất ngờ là nó cũng khiến cho những thiên tài như Stephen Hawking sẽ không bao giờ được sinh ra nữa.

    Cụ thể, Tiến sỹ James Kozubek đã nói rằng động thái can thiệp gen di truyền để loại bỏ ung thư - còn có tên gọi Schizophrenia - sẽ "ngăn chặn" luôn cả tỷ lệ ra đời của một Shakespeare hay Einstein thứ 2 của thế giới, vì những căn bệnh liên quan lại thường có mối liên hệ với gene di truyền sáng tạo và thông minh đột biến.

    Chẳng hạn, các nhà văn có xác suất mắc chứng trầm cảm cao gấp 10 lần bình thường, còn con số đó ở nhà thơ thì lên đến 40 lần.

     Stephen Hawking

    Stephen Hawking

    "Thomas Edison bị gọi là 'không thể dạy dỗ được' và bị đuổi học," Kozubek nhận định. "Tennessee Williamskhi còn ở thời niên thiếu cũng từng có những suy nghĩ khác người và hơi điên khùng một chút."

    "Các nhà khoa học thường coi những biến thể và trường hợp khác biệt đó như một 'vấn đề' cần được giải quyết, là những dấu hiệu bất thường so với hướng đi chung. Thực tế thì Darwin đã chứng minh rằng tiến hóa không phải là quá trình đi đến một hình mẫu chuẩn mực nhất định lý tưởng, mà đúng hơn là công cuộc thích nghi với môi trường và điều kiện hiện tại."

    Kozubek cũng là tác giả của cuốn sách về di truyền học "Modern Prometheus: Editing the Human Genome with CRISPR-Cas9."

    Trong đó, Kozubek đã nhận xét rằng công nghệ can thiệp gen có tên gọi CRISPR-Cas9 - hiện đang được nghiên cứu và thử nghiệm ở Mỹ và Trung Quốc để ngăn tình trạng ung thư ngày càng phổ biến và lan rộng - lại không phải là phương pháp hoàn toàn tối ưu và tích cực.

    "Trước khi động tay vào việc biến đổi gen với CRISPR-Cas9, chúng ta cần phải nhận thức rõ lại rằng chính những dấu hiệu biến thể di truyền đó lại là kết quả dựa theo hoàn cảnh và môi trường phát triển, dù cho chúng có gắn liền với các tình trạng tâm thần không đáng có đi chăng nữa."

    CRISPR-Cas9 được xây dựng mô phỏng dựa trên cơ chế áp dụng bởi vi khuẩn, nhằm mục đích can thiệp và loại bỏ các vùng DNA xấu bắt nguồn từ virus. Những nhân tố hóa học được dùng để tạo nên 1 enzyme có tác dụng "cắt" DNA ở 1 chỗ và bỏ đi phần DNA xấu đó. Đây là phương pháp mới, chính xác hơn trong lĩnh vực so với những thành tựu trước đó.

    Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn cần chứng minh tính an toàn của nó trước khi ứng dụng rộng rãi, do vậy mới cần những thử nghiệm ban đầu.

    Trong tương lai, chúng sẽ không chỉ cần chứng tỏ độ an toàn mà còn hiệu quả tối ưu nữa. Trong một công trình nghiên cứu của Trung Quốc, các nhà khoa học đã dùng CRISPR-Cas9 để áp dụng cho 1 gen sản sinh ra protein PD-1 trong tế bào T. Protein này thường đảm nhận vai trò tạo nên hệ miễn dịch của tế bào T, đồng thời ngăn không cho nó tấn công các tế bào mạnh khỏe thông thường khác trong cơ thể.

    Shakespeare (ảnh minh họa)

    Sau khi hoàn thành quá trình thực hiện, họ tin rằng nó sẽ giúp tăng cường khả năng chống chọi với các tế bào ung thư ác tính - vốn thường bị hệ miễn dịch bỏ qua vì chúng có cấu trúc giống với kết cấu của những tế bào bình thường khác.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày