Nhân loại đang bên bờ của cuộc diệt chủng lần thứ 6 trong lịch sử và nguyên nhân là do chính con người

    AB, Theo Nhịp Sống Kinh Tế 

    Thật trớ trêu, tương lai của nhân loại hiện đang phụ thuộc vào sự tồn vong của những giống loài khác. Nghiên cứu của Liên hiệp quốc cho thấy 80% số động vật hoang dã và loài thủy sản có vú cùng 50% loài thực vật đã biến mất trên thế giới chỉ vì con người kể từ khi văn minh nhân loại được hình thành.

    Thiên nhiên đang bị tàn phá và hành tinh của chúng ta đang chứng kiến sự tuyệt chủng chưa từng có của nhiều loài động vật. Trong khi năm 2018, các nhà khoa học đã cảnh báo về việc thay đổi khí hậu cũng như nóng lên của trái đất sẽ ảnh hưởng đến tồn vong của nhân loại thì năm nay, sự suy giảm mạnh của các loài động thực vật lại là mối quan tâm hàng đầu.

    Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc (UN), sự suy giảm diện tích rừng, nước biển dâng, đất xói mòn, ô nhiễm không khí và nước cùng sự duyệt tiệt của nhiều loài vật đang khiến thế giới dần chìm vào khủng hoảng.

    Nhân loại đang bên bờ của cuộc diệt chủng lần thứ 6 trong lịch sử và nguyên nhân là do chính con người - Ảnh 1.

     Báo cáo của UN với sự tham gia của hơn 500 nhà khoa học của hơn 50 nước cho thấy hàng chục nghìn loài vật đang đối mặt nguy cơ diệt chủng, trong khi các quốc gia đang khai thác tài nguyên vượt quá khả năng tái sinh. Trái đất đang dần mất đi khả năng cung cấp lương thực, nguồn nước cho loài người khi dân số ngày một đông và tàn phá tài nguyên ngày một nhiều.

    Theo các nhà khoa học, thiên nhiên đang cung cấp "miễn phí" cho các nền kinh tế từ nước ngọt, không khí đến nguồn lương thực. Tại Châu Mỹ, nhiều ước tính cho thấy thiên nhiên đóng góp hơn 24 nghìn tỷ USD cho các nền kinh tế mỗi năm. Riêng việc thụ phấn cho cây trồng nhờ ong và các loài động vật cũng đã trị giá 577 tỷ USD đối với kinh tế.

    Tuy nhiên, hiện các chính trị gia, doanh nhân, nhà đầu tư lại đang chú ý thái quá đến thay đổi khí hậu và năng lượng sạch sẽ tác động thế nào đến kinh tế mà bỏ qua sự diệt tuyệt của hàng loạt loài sinh vật trên thế giới.

    Diện tích rừng trên toàn cầu hiện nay đang bị suy giảm mạnh, qua đó hạn chế không gian sống của các giống loài tự nhiên. Tại Malaysia, Indonesia hay Tây Phi, rừng bị tàn phá để trồng cọ lấy dầu cho sản xuất mỹ phẩm hay thực phẩm. Tại Brazil, cây cối bị chặt để trồng đậu nành và lấy đất chăn nuôi, để khai thác gỗ hay dùng cho nhiều mục đích khác.

    Giáo sư Mark Rounsevell của Viện công nghệ Karrlsruhe tại Đức cho rằng chính ngành nông nghiệp đang hủy hoại thiên nhiên khi dân số tăng đang cần ngày một nhiều đồ ăn hơn. Mặc dù ngành nông nghiệp đang tàn phá thiên nhiên nhưng chúng lại không hề được quan tâm, trong khi chính phủ vẫn hỗ trợ cho mảng thủy sản và nông nghiệp.

    Nhân loại đang bên bờ của cuộc diệt chủng lần thứ 6 trong lịch sử và nguyên nhân là do chính con người - Ảnh 2.

    Con người chỉ đóng góp 0,01% cho thiên nhiên dù lấy đi rất nhiều

    Báo cáo của UN cảnh báo sự biến mất nhanh chóng của các rừng cây, những vùng đất màu mỡ cùng hàng loạt loài vật như chim, dơi, ong… sẽ đe dọa đến an ninh lương thực toàn cầu.

    Ngoài ra, nỗi ám ảnh về tăng trưởng kinh tế cũng như bùng nổ dân số cũng khiến tình hình càng tồi tệ hơn, nhất là tại Châu Mỹ khi GDP được dự báo sẽ tăng gần 100% từ nay đến năm 2050. Tương tự, tổng dân số của châu lục này cũng sẽ tăng 20% lên 1,2 tỷ người trong cùng kỳ.

    Theo báo cáo của UN, loài người có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nhân loại nhưng lại chẳng giúp ích nhiều cho thế giới tự nhiên, chỉ vào khoảng 0,01% theo nghiên cứu, dù con người chỉ là một phần rất nhỏ của trái đất.

    Tương lai của nhân loại

    Theo chuyên gia Jake Rice của Cục nghiên cứu thủy sản Canada, thiên nhiên sẽ bị tàn phá cực kỳ nặng nề trong 30 năm tiếp theo. Việc phát triển quá mạnh ngành nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản sẽ hủy hoại tài nguyên đất và hệ thống sinh thái biển. Tất nhiên tại một số vùng, môi trường đã bị hủy diệt gần như hoàn toàn và chẳng còn gì để mà tàn phá nữa.

    Với đà hủy diệt như vậy, hệ thống sinh thái sẽ khiến con người phải trả giá đắt và nguy cơ tồn vong của nhân loại cuối cùng sẽ trở nên vô định.

    Báo cáo của UN cho biết sự biến mất của cây cối và đất nông nghiệp sẽ khiến thế giới mất 10% GDP hàng năm, hủy diệt hàng loạt giống loài, làm thay đổi khí hậu và đẩy thế giới vào cuộc tuyệt chủng lần thứ 6 trong lịch sử.

    Nhân loại đang bên bờ của cuộc diệt chủng lần thứ 6 trong lịch sử và nguyên nhân là do chính con người - Ảnh 3.

    Khoảng 80% động vật trên cạn và dưới nước đã bị diệt chủng bởi con người từ khi văn minh nhân loại thành lập

    Nghiên cứu của UN cũng cho thấy 80% số động vật hoang dã và loài thủy sản có vú cùng 50% loài thực vật đã biến mất trên thế giới chỉ vì con người kể từ khi văn minh nhân loại được hình thành.

    Chuyên gia Luthando Dziba của Công viên quốc gia Nam Phi cho biết Châu Phi là ngôi nhà cuối cùng chứa nhiều loài động vật có vú trên thế giới nhưng với đà hủy diệt như hiện nay, một nửa loài chim và động vật có vú tại đây sẽ diệt chủng vào năm 2100.

    Khoảng 20% diện tích đất ở Châu Phi hiện nay đã bị xói mòn, mất thảm thực vật, ô nhiễm hoặc nhiễm mặn. Tệ hơn, đà tăng trưởng dân số 100% lên 2,5 tỷ người vào năm 2050 sẽ chỉ càng khiến hệ sinh thái chịu nhiều sức ép.

    Trong khi Phương Tây đã quá quen thuộc với sự diệt tuyệt của các loài cá voi, voi hay nhiều động vật có vú khác thì những báo cáo của Tổ chức động vật hoang dã thế giới (WWF) cho một con số đáng báo động hơn nhiều. Kể từ năm 1970 đến nay, khoảng 60% động vật hoang dã trên thế giới đã biến mất do con người gây ra.

    Thậm chí những loài sâu bọ, nguồn thức ăn của động vật lẫn con người cũng đang trên bờ sụp đổ. Thói quen sử dụng đất nông nghiệp thay đổi thành các khu bất động sản cũng như việc dùng quá nhiều hóa chất trong nông nghiệp đã hủy hoại thế giới sâu bọ.

    Nhân loại đang bên bờ của cuộc diệt chủng lần thứ 6 trong lịch sử và nguyên nhân là do chính con người - Ảnh 4.

    53% số bướm, 49% bọ cánh cứng và 46% ong đã biến mất vì con người

    Khoảng 41% số sâu bọ trên toàn cầu đã bị con người tận diệt. Tại Châu Âu, khoảng 37% số ong và 31% số bướm đã biến mất hoàn toàn.

    Chính sự tuyệt diệt này đang đẩy xã hội loài người đến sự bất ổn. Báo cáo của UN dự đoán chỉ 30 năm nữa thôi, những tác động của thiên nhiên sẽ buộc 50-700 triệu người trên trái đất phải di cư.

    "Sẽ chẳng còn sự sống nào tại một số vùng đất", chuyên gia Robert Watson, người giám sát báo cáo của UN thừa nhận.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày