Nhật Bản huấn luyện chó ngửi ra bệnh ung thư

    Uyên Uyên Spiderum,  

    Kaneyama, một thị trấn nhỏ ở vùng đông bắc nước Nhật với dân số khoảng 6000 người, là khu vực đang nắm giữ tỉ lệ tử vong do bệnh ung thư dạ dày cao nhất đất nước này.

    Các chương trình nghiên cứu hiện đã thực hiện tại thị trấn Kaneyama. Cụ thể, các mẫu nước tiểu của người dân địa phương được thu thập sau đó đông lạnh và gửi về trường y Nippon, nằm ở phía đông của Tokyo. Theo đó, các chú chó sẽ được huấn luyện để đánh hơi dấu hiệu của mầm bệnh.

    Chó có khứu giác cực kỳ nhạy bén, bằng chứng là có tới 300 triệu tế bào khứu giác, con số lớn hơn rất nhiều so với chỉ 5 triệu ở con người. Đặc biệt hơn, chó còn có bộ phận khứu giác “phụ” ở phía sau mũi - được ví như “chiếc mũi thứ hai” giúp chúng có thể phát hiện được mùi đặc trưng của các khối u gây ung thư, tất nhiên là sau khi được huấn luyện.

     Chó có chiếc mũi cực kỳ nhạy bén, bằng chứng là có tới 300 triệu tế bào khứu giác.

    Chó có chiếc mũi cực kỳ nhạy bén, bằng chứng là có tới 300 triệu tế bào khứu giác.

    Độ chính xác đạt gần như 100%

    “Tính tới thời điểm hiện tại, các nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng: các chú chó được huấn luyện để phát hiện ung thư đã tìm ra dấu hiệu của căn bệnh này với độ chính xác gần như 100%” - Giáo sư Miyashita của trường y Nippon đã phát biểu.

    Mới chỉ có 5 chú chó được huấn luyện để phát hiện ung thư sớm tại Nhật Bản, vì điều kiện trang thiết bị hiện vẫn còn hạn chế. Chi phí ước tính trung bình là 45,000 USD (hơn 1 tỷ đồng) để huấn luyện thành công cho mỗi chú chó.

    Phát hiện ung thư sớm nhờ khứu giác của chó không phải là trường hợp duy nhất tại Nhật Bản

    Ở Anh quốc, một cuộc thí nghiệm lớn đã được thực hiện vào năm ngoái tại Medical Detection Dogs - tổ chức phi chính phủ được lập ra để huấn luyện chó phát hiện dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tiền liệt thông qua mẫu nước tiểu. Tổ chức này công bố rằng hiệu quả đạt được ở mức 93% dự đoán chính xác.

    Về quá trình huấn luyện, các chú chó sẽ được đưa vào một căn phòng biệt lập với hàng tá các mẫu thử khác nhau. Tuy nhiên, chỉ một mẫu có chứa tế bào ung thư. Và khi chúng nhận biết được mùi của tế bào đó, chúng được huấn luyện để ngồi xuống và đưa mũi lại gần mẫu thử.

    “Đến bây giờ, chúng tôi thực sự mới nhận ra tiềm năng cực kì lớn của loài chó” - Claire Guest, người sáng lập tổ chức này chia sẻ. “Tôi tin chắc rằng loài chó có tiềm năng lớn thật sự, và chúng ta hiện giờ chỉ mới khai thác được bề nổi thôi.”

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ