Nhìn lại jack tai nghe: Hơn một thế kỷ tuổi đời và đang dần biến mất trên smartphone
Jack 3.5mm là một cổng kết nối nhỏ, nhưng chứa một lịch sử lâu dài và hỗ trợ to lớn cho sự phát triển của công nghệ.
Jack tai nghe 3.5 mm là một cổng kết nối đang “hấp hối” - hầu hết các nhà sản xuất điện thoại thông minh đang dần từ bỏ nó, đặc biệt là trên các thiết bị cao cấp. Nhưng jack tai nghe mang trên mình một câu chuyện đáng được kể, jack cắm này đã tồn tại gần như dài bằng chính lịch sử của điện thoại, công dụng ban đầu của nó là dùng trong các tổng đài thế kỷ 19, khi những nhân viên trực kết nối thủ công cuộc gọi. Họ cần một cách để dễ dàng tạo và ngắt kết nối điện mang âm thanh.
Jack này có nhiều kích thước khác nhau, không chỉ là 3.5mm. Loại jack ở thế kỷ 19 có kích thước 6.35mm.
Jack tai nghe tiếp tục được phổ biến nhờ Sony Walkman. Thiết bị nghe nhạc của Sony đã cách mạng hóa thế giới âm thanh di động và Walkman (cùng với nhiều máy nghe đĩa CD di động sau đó) đã giúp jack cắm 3.5mm trở nên phổ biến với người dùng.
Sony Walkman
Các “jack cắm thu nhỏ” 2.5mm đã được sử dụng trong một vài năm vào những năm 2000, nhưng vì định dạng 3.5mm phổ biến hơn với các thiết bị điện tử gia dụng, nên cuối cùng 3.5mm đã thắng.
Có một thách thức khác đối với jack 3.5mm - cổng USB. T-Mobile G1 (hay còn gọi là HTC Dream), chiếc điện thoại Android đầu tiên, đi kèm với tai nghe kết nối với cổng miniUSB trên điện thoại. Đó không phải là mẫu duy nhất, nhiều mẫu HTC đã sử dụng cổng “ExtUSB” (có thêm chân và hỗ trợ đầu ra âm thanh).
Cổng Ext USB trên HTC
Đầu tiên, jack cắm chỉ hỗ trợ âm thanh mono, nhưng đã nhanh chóng hỗ trợ chuẩn stereo. Phần đầu cắm của jack tai nghe được gọi là TRS - Tip, Ring, Sleeve (Đầu nhọn, vòng mạch và chân).
TRS hoạt động ổn trên các máy Walkman, vốn không có micro. Các điện thoại cần micro để có thể thực hiện cuộc gọi và giải phải rất đơn giải - thêm một vòng thứ hai, tạo thành đầu nối TRRS.
Bản thân TRRS cũng chia thành hai chuẩn là OMTP và CTIA. OMTP được sử dụng trên một số điện thoại đời cũ của Nokia, Samsung và Sony Ericsson. Apple, HTC, LG và các hãng khác (bao gồm những điện thoại mới hơn của Nokia và Samsung), sử dụng CTIA.
Nút tăng giảm âm lượng trên điều khiển từ xa nội tuyến
Jack tai nghe theo chuẩn CTIA và OMTP nhìn bên ngoài thì y hệt nhau, đều có 3 vạch trên đầu jack. Nhưng vị trí 2 vòng giữa của hai chuẩn này bị ngược nhau. Những kết nối bổ sung này cũng được sử dụng cho các nút tăng giảm âm lượng trên điều khiển từ xa nội tuyến. Tuy nhiên, bạn phải mua tai nghe tương thích với điện thoại nếu bạn muốn nút mic và âm lượng hoạt động.
Một số điện thoại Sony đi kèm với jack TRRRS tùy chỉnh. Vòng thứ ba cho phép công ty thêm một micrô phụ, cho phép loại bỏ tiếng ồn. Điện thoại xử lý các quá trình cần thiết, vì vậy bản thân tai nghe không cần pin. Điều này làm cho chúng nhẹ hơn và sử dụng thoải mái hơn.
FM radio cũng là một thứ cần có headphone để có thể sử dụng - chúng không chỉ giúp nghe, mà còn đóng vai trò là antena để thu sóng. Sau đó thì một số điện thoại như Nokia X2, đã tích hợp sẵn antena bên trong nên không cần đến headphone để nghe FM radio nữa. Ngày nay, nhiều smartphone thậm chí còn không có FM Radio.
Cổng USB đã từng thử và thất bại trong việc khai tử jack 3.5mm, nhưng hiện tại USB lại một lần nữa muốn lật đổ jack tai nghe với kết nối USB-C và Apple đã loại bỏ jack 3.5mm với cổng Lighting và mong muốn người dùng chuyển sang sử dụng tai nghe Bluetooth.
Apple không phải kẻ đầu tiên “khai tử" jack 3.5mm trên smartphone, nhưng là người có ảnh hưởng nhất. Sau iPhone 7 không có jack 3.5mm, hàng loạt các hãng smartphone khác cũng đã bỏ đi jack kết nối này, nhất là trên những sản phẩm cao cấp. USB-C và tai nghe không dây là những thứ thay thế cho jack 3.5mm.
Tuy nhiên, dù bị “ruồng bỏ" bởi các hãng sản xuất, nhưng jack 3.5mm vẫn được người dùng yêu thích vì được cho là có chất lượng cao hơn và quan trọng là tương thích với gần như mọi headphone được sản xuất trong 70 năm qua.
Jack headphone là một cổng kết nối nhỏ, nhưng chứa một lịch sử lâu dài và hỗ trợ to lớn cho sự phát triển của công nghệ.
Tham khảo: GSMArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming