Nhìn lại thiết kế xe tăng trong quá khứ có khả năng đương đầu với cả một vụ nổ hạt nhân

    NPQM,  

    Quả thật là không thể coi thường những bộ óc thiên tài của con người trong mọi thời đại, dù có phải chịu những hạn chế khách quan nhất định sau đó.

    Năm 1959 đánh dấu thời điểm căng thẳng nhất của kỷ nguyên chiến tranh lạnh trên thế giới. Liên Bang Xô Viết khi đó đã thiết kế thành công một mẫu xe tăng hạng nặng có khả năng tồn tại và kháng cự lại cả tác động của các vụ nổ nguyên tử, với tên gọi Object 279. Thành tựu này là một trong những nguyên mẫu xe tăng hạng nặng cuối cùng của Soviet trước khi Kruschev ra lệnh cấm chế tạo và lưu hành xe tăng có trọng lượng lớn hơn 37 tấn.

    Chỉ có một đơn vị tăng Object 279 được ra lò tại Nhà máy Công nghiệp Kirov tọa lạc ở Leningrad. Tổng trọng lượng của một chiếc đạt đến 60 tấn; đi kèm với đó là hệ thống vận hành 4 kỳ và động cơ diesel 2DG-8M có công suất 1.000 mã lực, tương đương tốc độ đối đa lên đến 55 km/h và chu kỳ tiếp nhiên liệu là 300 km.

    Object 279 trong một cuộc diễn tập năm 1960
    Object 279 trong một cuộc diễn tập năm 1960

    Vỏ thân xe tăng được bao bọc bởi lớp giáp dày trong khoảng 182-319mm với tính năng chống chịu tác động hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân. Ngoài ra, một lớp bao bọc mỏng dạng elip nữa cũng được gia cố thêm, nhằm mục đích bảo vệ khỏi những tác động lực khác từ vũ khí quân dụng, cũng như sóng xung động nguy hiểm từ những vụ nổ lớn gần đó.

    Một trong những lý do khiến cho dự án chế tạo này bị hủy bỏ, cùng với nhiều mẫu thiết kế tương tự, là do quân đội Soviet đã quyết định không tập trung sức mạnh vào những phương tiện, khí tài quân sự nặng nề như vậy vào những năm 1960.

    Kể từ thời điểm đó, mẫu tăng nặng nhất còn được giữ lại chỉ ở mức 50 tấn, mặc dù đó mới chỉ là xác xe đơn thuần, chưa tính đến bất kỳ trang thiết bị khác như dụng cụ phá mìn quân dụng, giáp dự phòng...

    Thực chất, động thái trên có liên quan tới thay đổi chính sách hiện tại của Liên Xô có hiệu lực vào 22/7/1960. Cụ thể, trong một buổi thao diễn ông nghệ quân sự mới tại khu vực Kapustin Yar, Nikita Khrushchev đã hạ lệnh cấm chế tạo mọi xe tăng có trọng lượng hơn 37 tấn. Do đó, toàn bộ những dự án và chương trình sản xuất vào thời điểm đó đều bị bỏ dở.

    Được biết, quyết định của Nikita cũng một phần bị ảnh hưởng bởi quan điểm của chính bản thân mình khi ông ủng hộ phát triển những xe tăng phóng tên lửa điều khiển, nổi tiếng nhất là mẫu IT-1.

    Bên cạnh đó, ban chỉ huy Soviet cũng muốn quân đoàn xe tăng của họ được tối ưu hóa về cả mặt trọng lượng để có thể thuận lợi hơn trong việc di chuyển, đặc biệt là qua những kết cấu địa tầng ọp ẹp, không chắc chắn.

    Một lý do nữa cũng tác động không nhỏ đến lệnh bãi bỏ cuối cùng trên là những trục trặc kỹ thuật nghiêm trọng xảy ra trong quá trình thử nghiệm, bao gồm khả năng thao tác kém linh hoạt, hiệu suất giảm khi đương đầu với địa hình đàm lầy, cơ chế hệ thống phức tạp và đắt đỏ, đồng thời việc sửa chữa và bảo dưỡng cũng tốn rất nhiều thời gian và công sức, chưa kể đến trọng lượng của xe tăng là cố định và không thể giảm thiểu đi một chút nào.

    Dưới đây là một số hình ảnh của Object 279 trong bảo tàng quân đội tại Moscow hiện nay:

    Tài liệu về Object 279


    Tham khảo: warhistoryonline

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ