Nhìn từ Starbucks và Rolls Royce để thấy chuyển đổi số chính là chìa khóa để doanh nghiệp Việt bứt tốc
Đối với doanh nghiệp Việt, chuyển đổi số không chỉ là nhằm bắt kịp xu hướng, mà còn là nhiệm vụ bắt buộc khi dư địa tăng trưởng từ các nguồn lực khác gần cạn.
Trong khi nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu ứng dụng kỹ thuật số vào cuộc sống từ hàng thập kỷ nay, nhưng chỉ mãi đến vài năm gần đây, khái niệm chuyển đổi số (digital transformation) mới bắt đầu được thế giới chú ý đến nhiều hơn khi ảnh hưởng của nó đang lan tỏa tới mọi mặt của xã hội.
Đó là vì trước đây, chuyển dịch số chỉ thường được xem như quá trình sử dụng kỹ thuật số để giải quyết các vấn đề truyền thống, với ví dụ điển hình theo cách hiểu này là việc số hóa các tài liệu giấy tờ để lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số.
Tuy nhiên giờ đây cách hiểu về chuyển dịch số đã không còn bó hẹp trong ý nghĩa như vậy. Chuyển dịch số không chỉ là tạo ra ra các giải pháp kỹ thuật số để cải thiện hoặc hỗ trợ cho các phương pháp hoặc vấn đề truyền thống, mà nó còn phải mở đường để mang tới các loại sáng kiến, sáng tạo mới cho xã hội.
Vẫn là việc số hóa giấy tờ tài liệu, nhưng chuyển dịch số sẽ không chỉ biến nó thành một file văn bản kỹ thuật số để tiện cho việc lưu trữ, mà còn phải chuyển đổi cả quá trình tạo ra và xác thực loại văn bản giấy tờ đó. Điều này sẽ phải kéo theo hàng loạt giải pháp đi kèm như chữ ký số, xác thực số đối với loại văn bản đó.
Nhưng sẽ không thể gọi đó là chuyển dịch số nếu quá trình số hóa các loại giấy tờ này chỉ diễn ra trong nội bộ các tổ chức riêng lẻ, quá trình này phải nằm trong một chuỗi liên kết với các cá nhân, tổ chức khác, và rộng hơn là toàn xã hội.
Việc số hóa các kết quả bài thi để tiện lợi cho việc lưu trữ chỉ là một quá trình rất nhỏ trong chuỗi liên kết đó. Nó còn là quá trình chuyển các bài giảng dưới các format khác như slide, video, học trực tuyến, kiểm tra trực tuyến, chấm thi tự động và sau đó lưu lại kết quả dưới dạng kỹ thuật số. Các kết quả này không chỉ nằm chết trong một cơ sở dữ liệu nào đó, mà nó còn phải cho phép doanh nghiệp truy cập tự động từ xa để nắm được quá trình học tập của sinh viên, khi người đó apply vào một vị trí trong công ty đó.
Chuyển đổi số - hướng đi tất yếu
Không chỉ là một trào lưu nhất thời, chuyển đổi số đang trở thành một xu hướng lan rộng trên toàn cầu. Sức hấp dẫn của chuyển đổi số đến từ việc nó sẽ mang lại bước nhảy vọt mới về giảm chi phí vận hành, từ đó kéo theo gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Không chỉ vậy, các cá nhân, những người tiêu dùng cuối cùng cũng được hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi số này khi được tận hưởng các hàng hóa, dịch vụ với chi phí hiệu quả hơn và các trải nghiệm chưa từng có trước đây.
Bước nhảy vọt này được kỳ vọng sẽ tương tự như đối với năng suất lao động trong lĩnh vực sản xuất khi chuyển từ lao động thủ công sang sử dụng máy móc.
Trong khi máy móc cơ khí đã tự động hóa phần lớn khâu sản xuất của con người, phần lớn các công đoạn của nền kinh tế, như lưu thông, phân phối, đều đang gặp nhiều điểm nghẽn chưa thể giải quyết, ví dụ như sự phức tạp, nặng nề của thủ tục giấy tờ, sự mất cân đối trong hệ thống vận tải hay hàng hóa từ doanh nghiệp sẽ phải đi qua nhiều khâu trung gian để tới được người tiêu dùng cuối cùng. Mỗi điểm nghẽn này đều làm gia tăng chi phí vận hành, cũng như làm giảm lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh.
Chuyển đổi số được kỳ vọng sẽ tạo nên động lực cho doanh nghiệp từ việc giải quyết các điểm nghẽn này. Nhưng để làm được điều đó, quá trình này cần có lực đẩy từ một cuộc cách mạng quan trọng, cách mạng công nghệ 4.0, với những tiến bộ của Internet of Things, của dữ liệu lớn, của mạng không dây thế hệ mới và trí tuệ nhân tạo.
Các đột phá công nghệ từ cuộc cách mạng này mang lại chính là lời giải cho các điểm nghẽn mà chuyển đổi số cần giải quyết.
Dữ liệu lớn sẽ cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn và tiếp cận gần hơn tới người dùng cuối cùng của mình, giúp cắt giảm chi phí tiếp thị và phân phối. Bên cạnh đó, các tiến bộ về trí tuệ nhân tạo sẽ không chỉ giúp xe tự lái làm cho quá trình vận chuyển trở nên an toàn, tiết kiệm hơn, mà còn giúp nâng cao hơn nữa khả năng tự động hóa của quá trình sản xuất, cả trong công nghiệp và nông nghiệp.
Kết hợp các tiến bộ trên với Internet of Things sẽ tạo nên đòn bẩy cho việc giải quyết các điểm nghẽn về thủ tục giao nhận và kho vận, giúp tăng tốc hơn nữa quá trình vận tải nhưng đồng thời cũng giảm đáng kể các chi phí phát sinh trong quá trình lưu kho và vận chuyển hàng hóa. Điều này sẽ dẫn tới việc tự động hóa cao hơn quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Không chỉ các hãng công nghệ mới cần dữ liệu
Không phải chỉ các công ty công nghệ mới cần đến việc phân tích dữ liệu lớn, ví dụ về Starbucks cho thấy, ngay cả các công ty truyền thống cũng cần đến dữ liệu lớn như thế nào. Với hơn 27.000 cửa hàng và doanh thu 22 tỷ USD vào năm 2017, Starbucks là một trong những chuỗi cửa hàng café lớn và thành công nhất thế giới. Bí mật của họ chính ở việc phân tích dữ liệu.
Để chọn được mỗi cửa hàng, họ hợp đồng với Esri, một hãng phân tích vị trí, để sử dụng công nghệ của họ cho phân tích bản đồ, kết hợp với các dữ liệu về mật độ dân cư, thu nhập, mô hình giao thông của mỗi địa phương để đưa ra quyết định về vị trí cửa hàng mới. Từ các dữ liệu này, thậm chí Starbucks còn có thể ước tính lợi nhuận của mỗi cửa hàng và xem có nên đặt cửa hàng ở đó không.
Không chỉ dựa vào dữ liệu bản đồ để ra quyết định về vị trí cửa hàng, sức cạnh tranh thật sự của Starbucks nằm ở lượng dữ liệu khổng lồ của các khách hàng cá nhân. Với 14 triệu người đăng ký chương trình khách hàng trung thành Starbucks Rewards, công ty có thể biết được khách hàng đó thường đặt món nào và gửi cho họ các menu và chất liệu tiếp thị phù hợp nhằm gia tăng doanh số và khiến các đối thủ khác không thể bắt kịp hay cạnh tranh với họ.
Dữ liệu không chỉ làm giàu thêm cho Starbucks mà còn kéo hãng Rolls-Royce, nhà sản xuất động cơ danh tiếng ra khỏi hố sâu khủng hoảng, vươn lên đứng vị trí thứ hai trong ngành công nghiệp sản xuất động cơ máy bay của thế giới.
Khi động cơ máy bay dần trở thành một món hàng phổ thông, Rolls-Royce quyết định tạo nên khác biệt bằng dữ liệu. Hãng đưa vào trong động cơ của mình rất nhiều cảm biến Internet of Things để gửi thông số động cơ theo thời gian thực ngay khi máy bay đang trên không về các trung tâm R&D của công ty. Dữ liệu sẽ giúp công ty phát hiện các mối nguy để cảnh báo cũng như giúp tiết kiệm nhiên liệu hoạt động cho máy bay. Nhờ vậy, động cơ Rolls-Royce Trent của Airbus A330 tiết kiệm nhiên liệu hơn 14% so với thế hệ cũ.
Việc phân tích dữ liệu còn thay đổi cách Rolls-Royce mang đến giá trị. Từ chỗ phải cạnh tranh về giá bán động cơ, Rolls-Royce chuyển sang mô hình thuê bao động cơ, tính phí khách hàng hàng tháng dựa trên mức sử dụng động cơ, bảo dưỡng, sửa chữa và các dịch vụ bổ sung thông qua phân tích dữ liệu. Năm 2014, hoạt động phân tích dữ liệu và bảo dưỡng đóng góp đến một nửa trong tổng số doanh thu 14,6 tỷ Bảng Anh của hãng.
Đối với các doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam, chuyển đổi số không chỉ là một bước đi cần thiết để theo kịp nhịp độ thế giới, mà gần như là một nhiệm vụ không thể bỏ qua, khi dư địa cho tăng trưởng từ các lợi thế cũ, như lao động giá rẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và vốn đầu tư ưu đãi đã không còn dồi dào như trước.
Chính vì vậy Việt Nam có 30 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng toàn diện trên mọi lĩnh vực nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và còn nhiều khó khăn, hạn chế. Động lực tăng trưởng dựa vào tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, tăng vốn đầu tư, … không còn nhiều dư địa trong nền kinh tế số. Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn hiện hữu. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu năm 2030 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập trung bình cao, Việt Nam có nền kinh tế hiện đại, năng động, phát triển nhanh, bền vững, độc lập tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế cần có động lực tăng trưởng mới có tính đột phá.
Để góp phần phát triển các giải pháp đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức "Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam 2019", sẽ diễn ra vào Thứ 5, ngày 9/5/2019, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: "Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự và chủ trì hội nghị. Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ điều hành thảo luận tại diễn đàn
Sự kiện này sẽ có sự góp mặt của nhiều chính khách, doanh nhân nổi tiếng, đầu tư lớn, có nhiều kinh nghiệm trong ngành công nghệ: ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội; ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch Tập đoàn CMC; bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Công ty VinFast; ông Hùng Trần – Giám đốc Công ty Got It, ông Nguyễn Thế Tân, TGĐ VCCORP; ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch – TGĐ Công ty VNG; ông Lữ Thành Long – Chủ tịch Công ty Misa; GS. Kim Hyun Chul, nguyên cố vấn kinh tế của Tổng thống Hàn Quốc; ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam; ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín