Nhờ cư dân mạng, người đàn ông "dở hơi" đi bộ hơn 10.000km từ Canada sang Amazon đã được đưa về với gia đình
Một người Canada mất tích từ năm 2012 vừa đoàn tụ cùng gia đình, sau khi đi lang thang hơn 10.000km qua hai lục địa ở châu Mỹ và được phát hiện ở rừng rậm Amazon, Brazil.
Người đàn ông te tua không khác gì người rừng này là Anton Pilipa, mắc chứng tâm thần phân liệt. Trong thời gian điều trị anh ta bỗng dưng biến mất một cách khó hiểu vào năm 2012, để lại toàn bộ giấy tờ, quần áo và nhà cửa.
Anton Pilipa
Một cảnh sát ở bang Rondonia, Brazil, ban đầu phát hiện Anton lang thang trên đường cao tốc vào tháng 11, 2016. Anh không biết nói tiếng Bồ Đào Nha và chỉ cho biết mình tên là Anton.
Sau đó, anh được đưa tới một bệnh viện nhưng lại bỏ trốn trước khi nhà chức trách kịp xác định nhân thân. Cảnh sát Brazil đã liên lạc với đại sứ quán Canada, cung cấp tên, đặc điểm nhận dạng và ảnh chân dung, với hy vọng có ai đó sẽ nhận ra anh.
Nhờ mạng xã hội, gia đình Anton gần đây mới biết rằng cậu "quý tử" mất tích đã sống lang thang ở phía bắc Brazil hồi tháng 12 năm ngoái, họ đã lập một trang gây quỹ để quyên tiền đưa anh về nhà. Tháng trước, Anton lại được nhìn thấy đi trên đường gần thành phố Manaus.
Tuy nhiên, chi phí để trở về Canda cho Anton rất đắt đỏ, gồm khoảng $1,600 Mỹ kim tiền vé máy bay, $2,000 Mỹ kim phí lãnh sự và bệnh viện, $3,500 Mỹ kim cho tiền thuê nhà vài tháng ở Toronto, cùng một khoản chi phí cho việc đi lại của Stefan.
Anton và em trai Stefan đoàn tụ sau 5 năm "đi chơi xa"
Stefan - em trai của Anton, tin rằng anh mình đã đi bộ suốt hành trình hơn 6,500 dặm qua hai lục địa, có lúc bằng chân trần, đi nhờ xe hoặc ngồi sau xe tải chở hàng. Anh thậm chí có thể đã đi xuyên hàng nghìn km qua rừng rậm Amazon đầy rắn rết và nhện độc. "Tôi cảm thấy thật kinh ngạc khi anh ấy còn sống và làm được điều đó", Stefan nói.
Chiến dịch giúp đỡ Anton hồi hương đã vượt qua mục tiêu 8.000 USD và thu về 12.000 USD. Cuối cùng, Anton Pilipa, 39 tuổi, đã cùng em trai mình bay từ Brazil về thành phố Toronto, Canada vào 6/2 vừa qua. Nhiều nhà tài trợ bày tỏ niềm vui trước cái kết có hậu với anh. Vui sướng là cái chắc, vì những câu chuyện sinh tồn của Anton "dở hơi" sẽ giúp họ kiếm được bộn tiền.
Trong cuộc phỏng vấn, Anton kể rằng anh sống nhờ thức ăn và quần áo từ các thùng rác, ngủ ngoài trời và được nhiều người lạ giúp đỡ. Anh thấy mình rất may mắn khi còn sống và được trở về nhà. Stefan cho biết sức khỏe của Anton đang bắt đầu xấu đi từ khi anh được đoàn tụ với gia đình.
Phải chăng Anton đã quen với không khí trong lành ở rừng rậm Amazon?
Theo Askmen
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI