Nhờ quan hệ tình dục với người Neanderthal, người hiện đại mới có thể tồn tại tới bây giờ
Người Neanderthal và người Homo sapiens (người hiện đại) đã giao phối ít nhất 2 lần trong 100,000 năm và trao đổi cả nguồn virus, cả kháng thể chống virus với nhau.
- Dù sống lâu hơn cả người hiện tại, loài người cổ đại Homo erectus vẫn tuyệt chủng chỉ vì quá ... lười
- Nhện thường đã đáng sợ, nhưng loài "nhện" cổ đại này sẽ khiến nhiều người phải chết khiếp
- Nhờ vật lý, ta đã biết cách người Ai Cập cổ đại xây kim tự tháp Giza - kỳ quan thế giới như thế nào
- Nhiều người đồng tình rằng khỏa thân chơi thể thao giống người Hy Lạp cổ đại, người ta sẽ thi đấu hiệu quả hơn
- Người Maya cổ đại đã xây dựng hệ thống đường cao tốc từ hơn 1.000 năm trước
- Người Maya cổ đại đã "đưa cá mập lên bờ" ra sao?
Theo tạp chí Cell, người Neanderthal và người Homo sapiens (người hiện đại) đã giao phối ít nhất 2 lần trong 100,000 năm. Họ đã trao đổi nguồn virus và cả kháng thể chống virus với nhau. Cho đến bây giờ, ta vẫn có thể tìm thấy 2-3% ADN của người châu Á và châu Âu, có mối liên hệ với người Neanderthal.
Người hiện đại đã phân tách ra khỏi loài người Neanderthals từ 500.000 đến 800.000 năm trước. Nhưng họ đã giao phối với nhau ít nhất 2 lần trước khi người Neanderthals tuyệt chủng 40.000 năm trước. Lần đầu tiên khi liên hệ với nhau, người Neanderthals đã rời châu Phi hàng trăm ngàn năm trước đó, giúp hệ thống miễn dịch của họ có thời gian phát triển để đáp ứng với các bệnh truyền nhiễm của khu vực mới.
Ở thời điểm đó, loài người hiện đại sinh sống tại châu Á, châu Âu, và hoàn toàn chưa được tiếp xúc hay có kháng thể với các loại bệnh truyền nhiễm. Và thay vì mất thêm hàng nghìn năm tiến hóa, họ đã đưa ra 1 quyết định đúng đắn và thông minh: "mượn" gen kháng thể từ loài người Neanderthals bằng cách giao phối.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford gọi đây là trường hợp điển hình của "mô hình thuốc giải độc". Có nghĩa là người Neanderthal đã trao đổi với người hiện đại các bệnh truyền nhiễm (chất độc) và cả "bộ công cụ di truyền" để chống lại họ (thuốc giải độc).
Dmitri Petrov, nhà sinh vật học tiến hóa tại Stanford cho biết: “Nghiên cứu của họ tôi cho thấy một số lượng đáng kể các đoạn ADN của người Neanderthal. Có thể tổ tiên của ta đã cho ta một số nhân tố bảo vệ, chống lại các virus họ gặp phải khi rời châu Phi.”
Để tìm hiểu nơi diễn ra sự trao đổi hệ gen giữa 2 loài, nhóm nghiên cứu đã lập 1 bộ catalog với hơn 4,500 protein người. Mỗi protein này có phản ứng với ít nhất 1 loại virus. Sau đó họ so sánh với trình tự ADN của người Neanderthal. Nhóm nghiên cứu nhận thấy có tổng 152 loại protein tương đồng giữa 2 loài, tương tác với các loại virus dựa trên ARN hiện đại như HIV, cúm A và viêm gan C.
Sơ đồ trao đổi virus và cả những phần ADN kháng được virus, bệnh tật từ người Neanderthal sang người hiện đại.
Nhóm nghiên cứu cho rằng: “Chúng ta hoàn toàn có thể tìm ra các loại virus đã gây bệnh cho tổ tiên chúng ta mà đã tuyệt chủng từ lâu bằng việc nghiên cứu gen của người hiện đại.”
Đồng tác giả nghiên cứu, David Enard, nói: “Tương tự như các nhà cổ sinh vật học, có nhiều cách khác nhau để lần ra dấu tích của khủng long. Họ có thể tìm được xương của chúng, hay đôi khi chỉ tìm được dấu chân trong bùn hóa thạch. Phương pháp gián tiếp của chúng tôi tương tự như vậy: Bởi vì chúng ta biết gen nào tương tác với virus nào nên có thể suy ra virus tạo dịch bệnh bùng phát thời cổ đại.”
Tác giả còn cho biết: “Thật vậy, mặc dù những bằng chứng chúng tôi đưa ra rất hợp lý, nhưng nó chỉ là các con số thống kê. Để có thể khẳng định sự trao đổi gen giữa người hiện đại và người Neanderthal, ta cần nhiều cơ sở và phương pháp chứng minh hơn.”
Nguồn: ifscience.com
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"