Dù sống lâu hơn cả người hiện tại, loài người cổ đại Homo erectus vẫn tuyệt chủng chỉ vì quá ... lười

    TNS,  

    Các nghiên cứu khảo cổ học cho thấy chúng không có bất cứ nỗ lực nào trong việc sinh tồn và thích nghi.

    Dù sống lâu hơn cả người hiện tại, loài người cổ đại Homo erectus vẫn tuyệt chủng chỉ vì quá ... lười - Ảnh 1.

    Hộp sọ loài người tiền sử Homo erectus tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian.

    Khoảng 20 chủng tộc của loài người đã và đang thống trị hành tinh trong suốt 7 triệu năm qua. Và bạn, 1 nhân tố thống trị trái đất, sẽ “tuyệt chủng” vì bất kỳ lý do nào đó. Trong 1 nghiên cứu mới đăng trên tạp chí PloS One, họ đưa ra nhận định rằng ít nhất 1 loài người tiền sử tuyệt chủng vì lý do thiếu năng động. Ví dụ như người Homo erectus tuyệt chủng với giả thuyết đơn giản là do lười biếng.

    Thực tế, người H. erectus tồn tại đến hơn 1 triệu năm, và là loài có số lượng gia tăng đáng kể đầu tiên, phân bố rộng rãi khắp trái đất. So với tiền thân của chúng, người H. erectus còn có kích cỡ cơ thể và não lớn hơn, đứng thẳng hơn (tên của loài này cũng có nghĩa là “người đứng thẳng”). Ngoài ra, chúng cũng là loài người đầu tiên biết sử dụng vũ khí bằng đá để bắt mồi kiếm ăn.

    Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Quốc Gia Úc cho rằng loài H. erectus có nhiều đặc tính sinh sống dẫn đến kết cục tuyệt chủng của chúng. Bằng chứng được tìm thấy trong một cuộc khai quật tại khu vực bán đảo Ả Rập. Loài H. erectus khá thông minh, nhưng lại có khả năng thích nghi kém, bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự thay đổi khí hậu.

    Trưởng đoàn nghiên cứu, Ceri Shipton từ Trường Văn hóa, Lịch sử và Ngôn ngữ ANU, cho biết, loài Homo erectus khá lười biếng và không cố gắng để tồn tại. Điển hình là cách chọn vũ khí, chúng nhặt bất kỳ hòn đá nào trước mặt để tấn công con mồi. Trong khi đó, các loài người tiến bộ hơn luôn chú trọng đến chất lượng và hiệu quả của vũ khí.

    “Chúng tôi phát hiện những tảng đá sắc nhọn, thích hợp để dùng làm vũ khí, trên một cái đồi nhỏ, nhưng không hề có một dấu hiệu tác động của loài người ở đó. Thay vì những tảng đá đó, loài H. erectus chỉ lượm nhặt những viên sỏi dưới chân đồi. Có thể, đối với chúng, lượng thức ăn kiếm được từ những vũ khí kém chất lượng đó là quá đủ rồi.

    Thói quen săn mồi đó cũng đã giúp chúng tồn tại trên hành tinh lâu hơn người Neanderthals (400.000 năm), và thậm chí là chúng ta, loài người hiện đại (200.000 năm). Nhưng, khi khí hậu miền trung Ả Rập Saudi bắt đầu trở nên khô cạn, H. erectus đã không thể thích nghi.

    Shipton cho biết: “Loài H. erectus khá thụ động. Các mẫu trầm tích cho thấy môi trường xung quanh chúng thay đổi rõ rệt nhưng H. erectus vẫn giữ nguyên tập tính săn mồi của mình, nhặt nhạnh những hòn đá cạnh bờ sông. Và khi khí hậu đã quá nóng và khô, chúng không thể vượt qua được.

    Nguồn: Howstuffworks.com

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ