Nhóm sinh viên thiết kế kính AR kết hợp AI có thể 'nhắc bài' cho người đeo, cực hữu dụng cho những ai không biết nói gì khi đi hẹn hò
Nhóm sinh viên tại Đại học Stanford phát triển kính Rizz GPT với khả năng lắng nghe cuộc hội thoại của người đeo và gợi ý câu trả lời.
- TikTok một mực phân trần nhưng vừa lộ ra có rất nhiều lỗ hổng: Nhân viên dùng máy chủ đào tiền số, trung tâm dữ liệu có liên kết đặc biệt với ByteDance
- Bộ đồ gia dụng nhỏ nhắn cho căn nhà khiêm tốn về diện tích
- Ô tô điện Trung Quốc bốc cháy, người dân không kịp cứu tài xế vì tay nắm cửa ẩn không hoạt động
Một nhóm sinh viên tại Đại học Stanford (Mỹ) đã phát triển ra một loại kính AR đặc biệt có tên Rizz GPT. Đúng như tên gọi, đây là mẫu kính kết hợp công nghệ AR và ChatGPT.
Theo đó, Rizz GPT có thể "lắng nghe cuộc trò chuyện của bạn và cho bạn biết chính xác những gì cần nói tiếp theo", hỗ trợ đắc lực cho người dùng khi rơi vào tình huống khó xử trong buổi hẹn hò đầu tiên, hay trong một buổi phỏng vấn xin việc.
Trong đoạn video trình diễn công nghệ của Rizz GPT, một thành viên của nhóm phát triển đã đưa ra các câu hỏi cho một thành viên khác đang đeo mẫu kính này. Chiếc kính sẽ diễn giải câu hỏi và hiển thị trên màn hình của kính câu trả lời với một chút độ trễ. Lúc này, người đeo kính chỉ cần đọc nội dung đã được 'nhắc' bởi kính với người đối diện để tiếp tục cuộc hội thoại.
Chiếc kính này dựa trên Whisper - một mô hình ngôn ngữ lớn có khả năng nhận dạng giọng nói và chuyển thành văn bản của OpenAI. Về phần cứng, Rizz GPT sử dụng mắt kính Monocle AR do Brilliant Labs cung cấp. Kính cũng có micrô, màn hình độ phân giải cao và máy ảnh.
Về phương thức hoạt động, Rizz GPT giao tiếp qua Bluetooth với một ứng dụng web trên thiết bị chủ, có thể là smartphone của người dùng. Khi người dùng nói hoặc tham gia vào cuộc trò chuyện, âm thanh được thu từ micro sẽ được Whisper chuyển đổi thành văn bản theo thời gian thực. Whisper sau đó sẽ chuyển đoạn văn bản đến ChatGPT, sau đó chatbot này sẽ gợi ý câu trả lời lại cho người dùng. Lúc này, người dùng chỉ việc đọ câu trả lời đang được hiển thị trên mắt kính AR.
Tất cả điều này xảy ra trong tích tắc trừ khi người dùng có kết nối internet chậm. Điều này có nghĩa, tốc độ hiển thị văn bản trên kính AR phụ thuộc vào tốc độ wifi.
Rizz GPT với khả năng lắng nghe cuộc hội thoại của người đeo và gợi ý câu trả lời.
Theo nhóm phát triển, Rizz GPT thậm chí còn có thể nhận dạng được người thân, bạn bè của người đeo kính và tạo ra các cuộc hội thoại phù hợp theo từng đối tượng. Để làm được điều này, AI sẽ được 'huấn luyện' để biết bạn bè của người đeo kính là ai, dựa trên dữ liệu đầu vào là ảnh của họ. Sau đó, Rizz GPT sẽ gợi ra các cuộc trò chuyện có liên quan dựa trên các tin nhắn trên smartphone được trao đổi với bất kỳ người bạn cụ thể nào.
*Xem video kính Rizz GPT hoạt động khi được người đối diện đặt câu hỏi:
Nguồn: @bryanhpchiang
Tham khảo Interesting Engineering
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming