Những bác sĩ Vũ Hán tận tâm: đeo bỉm cả ngày để tránh phải đi vệ sinh, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình có khả năng cũng tham gia chữa bệnh phổi
Cảm ơn những con người tận tâm chống dịch, ở Trung Quốc nói riêng và toàn cầu nói chung.
- Trong khi thế giới đang lo sợ viêm phổi Vũ Hán, đã từng có một vị bác sĩ hy sinh bản thân mình để cứu nhân loại thoát khỏi đại dịch SARS
- Sự thật cay đắng sau cái chết của một bác sĩ Vũ Hán: Đội ngũ y tế bị xé áo bảo hộ, bị lăng mạ cùng sự bất lực không biết tỏ cùng ai
- Dịch viêm phổi cấp Vũ Hán đang lan rộng, Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng ngừa
- Đây là 8 điều quan trọng bạn cần biết về virus Vũ Hán: Nó lây nhiễm thế nào, phòng chống ra sao?
- Một nhà khoa học Trung Quốc muốn "phong tỏa" thành phố Vũ Hán, virus đã lây nhiễm 440 người, 9 trường hợp tử vong
Nhân viên bệnh viện tại Vũ Hán đang phải đóng bỉm để có thể trực chiến 24/7 - họ không muốn mất thời giờ đi vệ sinh trong khi đại dịch cúm đang lây lan trên diện rộng.
Chính quyền đã cách ly toàn bộ 11 triệu cư dân thành phố Vũ Hán, và cũng là lẽ tự nhiên, 11 triệu người bệnh tiềm năng đổ tới bệnh viện địa phương để kiểm tra xem mình có phải nạn nhân của 2019-nCoV - virus cúm mới nhiều khả năng xuất phát từ một khu chợ địa phương. Khắp các mạng xã hội, người ta thấy hình ảnh nhiều đoàn người xếp hàng chờ được khám.
Theo The Washington Post, nhân viên y tế phải đeo bỉm để không phải cởi bộ đồ hazmat (bộ đồ kín chuyên dùng để cách ly người mặc với môi trường ngoài). Việc cởi và mặc một bộ đồ hazmat rất tốn thời gian và gồm nhiều công đoạn, đội ngũ y bác sĩ tại Vũ Hán không muốn lỡ may làm rách một bộ đồ quý trong hoàn cảnh thiếu thốn đồ bảo hộ.
“Chúng tôi biết những bộ đồ bảo vệ đang mặc trên người có thể là bộ cuối cùng mà chúng tôi có, nên không thể để phí thiết bị y tế được”, một bác sĩ tại Vũ Hán cho hay.
Những bộ đồ bảo hộ hazmat không phải thứ duy nhất thiếu. Những thứ giản đơn như giường bệnh, găng tay và khẩu trang y tế cũng không đủ nhu cầu sử dụng, ấy là còn chưa kể nhân lực y bác sĩ để ổn định tình hình. Căn bệnh bệnh phổi lan nhanh, và áp lực tinh thần đè lên cả bác sĩ lẫn người dân càng thêm nặng nề.
Thế nhưng họ không đơn độc. Những tỉnh thành lân cận đã cử thêm nhân viên y tế tới trợ sức; The Washington Post đưa tin rằng những bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình có khả năng cũng đã được triệu tập tới chữa trị bệnh viêm phổi cho bệnh nhân. Tất cả đội ngũ y tá, bác sĩ đều đồng lòng hạn chế dịch.
Ở khu vực ngoại ô Vũ Hán, công nhân đổ về để chung tay xây nên một bệnh viện nữa gồm 1.000 giường. Dự kiến đội ngũ công nhân mẫn cán sẽ hoàn thành bệnh viện trong vài ngày tới.
Trong tình hình khẩn cấp của hiện tại, ta chỉ có thể trông đợi vào khả năng “tạo ra điều kỳ diệu” của chính con người, hay cụ thể hơn là năng lực và quyết tâm của những người trực tiếp đối mặt với con virus. Chắc chắn không chỉ ở Trung Quốc, đội ngũ những người làm y tế toàn cầu đang dốc trí lực và sức lực vào giải quyết đại dịch đầu tiên của thập kỷ mới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI