Khi chiếc smartphone đã bước sang năm tuổi thứ 12, ít người còn nhớ được một sự thật thú vị: ông vua smartphone Samsung thực chất lại là kẻ chậm chân.
Khi chiếc smartphone đã bước sang năm tuổi thứ 12, ít người còn nhớ được một sự thật thú vị: ông vua smartphone Samsung thực chất lại là kẻ chậm chân. Phải đến 2009 Samsung mới vén màn mẫu Android đầu tiên, chiếc Galaxy GT-I7500. Tháng 3/2010, Galaxy S mới được trình làng, và cũng phải đến 2011 gã khổng lồ Hàn Quốc mới ra mắt chiếc Galaxy Note tiền khởi.
Tại thời điểm ra mắt, Galaxy Note thực sự là một sản phẩm "ngách" mang tính chất thử thách cả thị trường. Vào năm 2011, smartphone màn hình nhỏ vẫn là tiêu chuẩn khi chiếc Android thành công nhất là Motorola Zoom cũng chỉ mang màn hình 4 inch; HTC cũng chỉ lớn hơn vậy một chút. iPhone lúc này thậm chí còn có màn hình 3.5 inch, vì theo lời Steve Jobs:
"Không ai muốn mua điện thoại màn hình lớn. Bạn không thể cầm nó bằng một tay"
Riêng Note có màn hình đến 5.3 inch. Những bài đánh giá đầu tiên có đoạn: "Đặt Note vào trong túi là một thử thách gây khó chịu" (The Verge) hay "Chỉ kích cỡ thôi cũng là thử thách với bàn tay – và túi quần". Có vẻ như, cả Apple, cả các hãng Android lẫn báo giới lúc này vẫn tin vào tương lai của điện thoại màn hình nhỏ.
Chỉ 2 năm sau, niềm tin ấy đã bị chứng minh là sai lầm. Theo thông tin Business Insider, các tài liệu nội bộ của Apple năm 2013 cho thấy rằng tăng trưởng doanh số iPhone đã chậm lại cho dù lúc đó toàn thị trường đang tăng trưởng nhanh chóng. Toàn bộ phần tăng trưởng đều đến từ phân khúc điện thoại có màn hình trên 4 inch – màn hình iPhone lúc đó vẫn đang là 3.5 inch.
Một slide trong tài liệu nội bộ đó có tựa đề "Người tiêu dùng muốn cái mà chúng ta không có."
Những con số từ bên kia chiến tuyến cho thấy nhận định đau đớn của Apple là hoàn toàn chính xác: trong vòng 1 năm đầu, chiếc Galaxy Note – sản phẩm "ngách" từng bị chê bai - đã bán được đến 10 triệu chiếc. Sức ảnh hưởng của Samsung lan toả khi các hãng khác vội vã ra mắt sản phẩm "Max", "Plus" hay thậm chí là "Note" để ăn theo kẻ dẫn đầu.
Đến cả thị trường thời trang còn bị Galaxy Note buộc phải thay đổi: từ Levi’s cho đến J.Crew, nhiều hãng quần bò phải lên tiếng khẳng định sẽ làm túi quần lớn hơn trong thời đại phablet.
Những gì dòng Note đã làm cho thị trường smartphone xứng đáng được gọi là "disrupt". Đó là một từ tiếng Anh khó dịch, tạm hiểu là "khuynh đảo" hay "thay máu": để disrupt được thị trường, một công ty phải tạo ra sản phẩm đủ thu hút để người tiêu dùng ồ ạt bỏ rơi loại sản phẩm cũ, chạy theo loại mới. Một sản phẩm "disrupt" không chỉ cần thành công mà còn phải có… nạn nhân: máy ảnh giết chết máy ảnh phim, máy tính thay thế máy đánh chữ, Internet thay thế mạng điện thoại…
Nạn nhân của Galaxy Note là những chiếc smartphone cỡ nhỏ từng được tung hô: trong nửa sau của thập niên 2010, thị phần smartphone màn hình nhỏ đã cạn kiệt. Những sản phẩm "cố đấm ăn xôi" như iPhone SE hay Xperia Mini dần chìm vào lãng quên.
Còn Samsung vẫn vững bước kẻ dẫn đầu: năm 2013, Galaxy Note 3 chỉ mất 2 tháng để đạt 10 triệu máy – con số mà thế hệ Note đầu tiên phải mất 1 năm mới đạt được. Galaxy Note 5 sau này là "smartphone Android phổ biến nhất thế giới" và vào năm ngoái, Galaxy Note 9 lại lập kỷ lục đặt hàng từ khi còn chưa lên kệ.
Không khó để nhận ra vì sao cả thị trường chạy theo mà Samsung vẫn cứ thành công áp đảo đến vậy. Đầu tiên, chiếc Note đến từ công ty đã từng một lần cách mạng hoá thế giới hiển thị, đưa LCD trở thành tiêu chuẩn cho TV. Một công ty như thế thừa tiềm lực và lòng dũng cảm để cách mạng hoá trải nghiệm hiển thị trên smartphone: quả nhiên, Galaxy Note thuyết phục người dùng (và tổ chức đánh giá chuyên nghiệp DisplayMate) không chỉ bằng kích cỡ hay độ phân giải mà cả bằng công nghệ AMOLED với màu sắc tuyệt vời.
Tiếp đến, chỉ có Samsung mới đủ sức sáng tạo để tạo ra một trải nghiệm sử dụng hấp dẫn. Chỉ có Samsung mới đủ sáng tạo để nhận ra rằng màn hình lớn phải kết hợp cùng bút stylus mới có thể tạo ra những tính năng Note tiện dụng nhằm nâng tầm trải nghiệm cho người dùng. Sau này, nhiều hãng smartphone khác còn vụng về copy tên gọi "Note" mà không nhận ra rằng, người dùng không chỉ yêu màn hình lớn mà còn đòi hỏi một trải nghiệm viết, vẽ tiện dụng. Đến nay, vẫn chỉ có Galaxy Note là chiếc smartphone xứng đáng với tên gọi "Note" mà thôi.
Cây bút S Pen thế hệ đầu tiên có chiều dài 14mm, chứa đến 256 mức độ cảm ứng áp lực khác nhau đã tạo nên cơn sốt thực sự khi vừa ra mắt. Không nhiều người tin rằng một chiếc bút kích thước gọn nhẹ lại có thể mang đến cách thức nhập lệnh chính xác hơn ngón tay người. Nhưng cho đến nay, không còn ai nghi ngờ điều đó nữa một khi cầm S Pen trên tay. Trải qua nhiều phiên bản, cho tới nay độ nhạy cảm ứng lực đã được tăng lên 4.096 mức. Chiếc bút còn có khả năng chống nước, cho phép rút bút ra khỏi máy và sử dụng ngay dưới nước hoặc khi trời mưa. Phiên bản S Pen mới nhất của Galaxy Note 9 thậm chí còn cho phép người dùng có thể sử dụng S Pen như điều khiển từ xa cho các chức năng thông thường của smartphone. Bằng S Pen, bạn có thể mở camera, chuyển đổi giữa chụp thường hoặc selfie, điều khiển nhạc, di chuyển giữa các slide trình chiếu và nhiều hơn nữa.
Ngày 7/8 tới đây, Galaxy Note10 sẽ nối bước cùng bộ camera mới, bút stylus mới và có thể sẽ không còn jack tai nghe 3,5 mm dành chỗ cho lượng pin được nhiều hơn. Trên tất cả, màn hình lớn của dòng Note cũng sẽ vươn lên đỉnh cao mới: Galaxy Note10 sẽ được trang bị công nghệ Infinity-O đột phá, lần đầu có mặt trên Note. Chiếc S Pen đỉnh cao sẽ một lần nữa "lột xác", mang tới nhiều những tiện ích tốt nhất cho người dùng. Và chắc chắn, Note10 sẽ là điểm hội tụ của chất lượng hiển thị AMOLED từng được DisplayMate xếp số 1 cùng chất lượng selfie từng được DxOMark trao ngôi vương.
Một thập kỷ disrupt cả thị trường di động sẽ lại được Note10 tiếp bước theo một cách không thể ấn tượng hơn được nữa.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI