Những con cá voi xanh của thế giới Bitcoin, chỉ trở mình thôi là chao đảo cả thị trường
Vào ngày 12 tháng 11, một người đã đem gần 25.000 đồng bitcoin, trị giá khoảng 159 triệu USD vào thời điểm đó, lên trao đổi trực tuyến. Tin này sớm lan truyền lên các diễn đàn trực tuyến, và các thương nhân bitcoin tranh luận sối nổi về việc liệu điều này có nghĩa là chủ sở hữu đống tiền đó đang muốn bán đống tiền mã hoá này không.
Những người lưu trữ một lượng lớn bitcoin thường được gọi là những chú cá voi xanh. Và những chú cá voi này đang trở thành một vấn đề nan giải cho các nhà đầu tư. Những chủ sở hữu này có thể khiến cho giá bitcoin giảm mạnh chỉ bằng cách bán ra một phần nhỏ sở hữu của họ. Và những thương vụ kiểu này thì ngày càng dễ có thể xảy ra khi mà giá trị của đồng tiền mã hoá đã tăng lên gần 12 lần kể từ đầu năm.
Khoảng 40% số bitcoin được giữ bởi khoảng 1000 người dùng.
Với giá hiện tại, mỗi người trong số đó sẽ muốn bán khoảng nửa số bitcoin họ có, theo như ông Aaron Brown, cựu giám đốc điều hành kiêm giám đốc nghiên cứu thị trường tài chính tại AQR Capital Management cho hay (Ông Brown còn là một tay viết cho mục Bloomber Prophets). Thêm vào đó, cá voi có thể phối hợp các nước đi của họ với nhau, hoặc có thể tham khảo nhau.
Nhiều người trong số các chủ sở hữu lớn đã biết nhau trong nhiều năm và đã đầu tư vào bitcoin từ khi đồng tiền này chưa mang lại nhiều giá trị. Những người này có thể gắn kết với nhau để hỗ trợ hoặc đánh sập thị trường tiền mã hoá.
Kyle Samani, quản lý đối tác của Multicoin Capital nói: "Tôi nghĩ có khoảng vài trăm người.". Gary Ross, luật sư chứng khoán tại Ross & Shulga cho biết: "Bọn họ có thể gọi điện cho nhau, và có lẽ họ đã làm thế rồi.". Một lý do để đưa ra kết luận đó là vì chí ít, chia sẻ thông tin vẫn còn là hợp pháp. Do bitcoin là một loại tiền mã hoá chứ không phải là một loại chứng khoán, không có luật nào cấm giao dịch kiểu như vậy cả. Những chú cá voi này có thể liên kết với nhau, cùng nhau mua thật nhiều đồng bitcoin để đẩy giá, rồi sau đó cùng nhau bán ra chỉ trong một vài phút.
Các nhà quản lý đã chậm bắt kịp với các giao dịch tiền mã hoá, và vì thế chưa có nhiều quy định kiểm soát thị trường này. Nếu các nhà giao dịch không chỉ đẩy giá, mà còn lên mạng để truyền bá tin đồn, đó có thể được coi là gian lận. Bittrex, một nền tảng giao dịch tiền mã hoá, gần đây đã cảnh cáo người dùng rằng tài khoản của họ có thể bị đình chỉ nếu như họ kết hợp lại với nhau tạo thành "nhóm bơm" nhằm thao túng giá cả.
Luật cũng có thể khác nhau với các đồng tiền mã hoá khác nhau. Theo Uỷ ban Chứng khoán và Hối đoái Hoa Kỳ (SEC), tuỳ thuộc vào những thông tin về cấu trúc của các đồng tiền mã hoá và cách mà các nhà đầu tư muốn kiếm tiền từ chúng, một số có thể được coi như một loại tiền tệ.
Khi được hỏi rằng liệu các nhà đầu tư lớn có đang câu kết với nhau không, Roger Ver, một nhà đầu tư bitcoin có tiếng, đã nói trong một email: "Tôi nghi ngờ rằng điều đó có thể đúng, và mọi người có thể làm bất cứ điều gì họ muốn với tiền của họ. Cá nhân tôi chưa bao giờ có thời gian cho những thứ như vậy cả."
Ari Paul, đồng sáng lập của BlockTower Capital và là cựu giám đốc đầu tư của trường đại học Chicago, đã viết trong một thông báo điện tử: "Như bất cứ các loại tài sản nào, các chủ sở hữu cá nhân và các tổ chức sở hữu lớn có thể và chắc chắn câu kết với nhau để thao túng giá. Trong tiền mã hoá, việc thao túng này trở nên cực đoan do các thị trường này còn mới và do loại tài sản này có tính chất đầu cơ."
Việc tăng giá gần đây của đồng tiền mã hoá này thật khó giải thích vì bitcoin không hề có giá trị nội tại. Ra mắt vào năm 2009, bitcoin là một hình thức thanh toán số được duy trì bởi một mạng máy tính độc lập trên internet, sử dụng mật mã để xác minh các giao dịch. Những tín đồ cuồng nhất của đồng tiền mã hoá cho rằng nó có thể thay thế ngân hàng, và thậm chí cả tiền truyền thống, nhưng giá trị của nó lại phụ thuộc vào người mua bán, và vì thế nó có thể trở thành miếng mồi khi thị trường có những thay đổi lớn.
Giống như hầu hết các nhà quản lý đầu cơ chuyên về tiền mã hoá, Samani tiếp tục theo dõi hoạt động mua bán cử những địa chỉ thuộc về các nhà đầu tư lớn nhất (Mặc dù các giao dịch bitcoin được thiết kế để ẩn danh, mỗi giao dịch được liên kết với một địa chỉ được mã hoá có thể nhìn thấy bởi tất cả mọi người). Khi thấy động tĩnh nào đó, Samani sẽ lập tức gọi điện cho những người bán và thường có thể lấy được thông tin về động cơ đằng sau giao dịch của họ và thậm chí lấy được cả kế hoạch buôn bán. Một số quỹ thường mua trực tiếp luôn từ nhau, thay vì phải đi lên thị trường mở, để tránh ảnh hưởng đến giá của đồng tiền này. "Các nhà đầu tư nhìn chung khá là thoáng với các nhà đầu tư khác," Samani cho hay. "Chúng tôi hầu như đều biết nhau, và chúng tôi giúp đỡ nhau và trao đổi thông tin. Tất cả chúng tôi đều chỉ muốn kiếm lời." Ross cho biết việc thu thập thông tin là hợp pháp.
Tuy nhiên các nhà đầu tư thông thường sẽ không tiếp cận được vào mạng lưới này. Mặc dù họ có thể theo dõi các địa chỉ có trữ lượng đồng tiền mã hoá lớn và có thể thảo luận sôi nổi về các động thái của thị trường trên các diễn đàn online như Reddit, nhưng rốt cuộc, họ vẫn không thể biết chính xác được kế hoạch và động cơ của những con cá voi bitcoin. Martin Mushkin, luật sư chuyên về bitcoin, nói: "Không có sự minh bạch trong thị trường này. Trong kinh doanh chứng khoán, tất cả mọi thứ đều phải được tiết lộ. Trong thế giới tiền tệ mã hoá, rất khó để có thể hiểu được chuyện gì đang xảy ra."
Các nhà đầu tư thông thường thậm chí còn gặp phải nhiều bất lợi hơn khi giao dịch các loại tiền tệ và đồng mã hoá nhỏ hơn. Spencer Bogart, giám đốc điều hành kiêm giám đốc nghiên cứu tại Blockchain Capital, cho biết trong số những người đầu tư vào tiền mã hoá, bitcoin có lưu lượng sở hữu ít dày đặc nhất. Top 100 địa chỉ sở hữu đến 17,3% tổng số tiền đã phát hành. Ngoài ra, với ether, đồng tiền đối thủ của bitcoin, 100 địa chỉ đứng đầu kiểm soát đến 40% lượng cung cấp, và với các đồng tiền như Gnosis, Qtum và Storj, chủ sở hữu đứng đầu nắm giữ đến hơn 90%. Nhiều chủ sở hữu lớn đều thuộc các nhóm chạy những dự án này.
Một số cho rằng điều này thì không khác gì so với những gì đang xảy ra trong các thị trường đã được thiết lập. Phóng viên của BlockTower cho biết: "Chúng ta có thể so sánh với những ngày đầu của giao dịch cổ phiếu. Giống như các thương vụ cổ phiếu, thường thì những nhà sáng lập và một số những nhà đầu tư sẽ sở hữu phần lớn tài sản." Các nhà đầu tư khác ch oằng cá voi sẽ không bán phá giá, vì họ có niềm tin vào tiềm năng dài hạn của đồng tiền mã hoá. Sebastian Kinsman, một người sống ở Prague và giao dịch đồng xu mã hoá thổ lộ: "Tôi tin rằng những chú cá voi sở hữu nhiều bitcoin và tiền mặt bitcoin đến nỗi họ không muốn phá hoại bên nào cả. "
Nhưng khi mà giá tiền mã hoá đang ngày càng gia tăng, tính toán đó có thể sẽ thay đổi trong tương lai.
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming