Không có gì ly kỳ hơn việc đi qua một con đường đòi hỏi sự chú ý và kỹ năng cao nhất của chúng ta. Mặc dù hầu hết các con đường nói chung đều an toàn, nhưng có những con đường được khoét sâu vào mặt những ngọn núi dốc với độ cao, những khúc cua chóng mặt và những đặc điểm nguy hiểm khác.
Đường Nanga Parbat
Nằm ở vùng Gilgit-Baltistan của Pakistan, Nanga Parbat là ngọn núi cao thứ 9 trên thế giới với độ cao trên 8.000 mét, và có một trong những con đường nguy hiểm nhất thế giới.
Bắt đầu tại đường cao tốc Karakoram, con đường nhỏ hẹp này chứa đầy sỏi kéo dài hơn 16 km theo sườn núi dốc trước khi đến làng Tato.
Ngoài sự nguy hiểm thì con đường này còn đem đến một khung cảnh vô cùng hùng vĩ của Fairy Meadows, một đồng cỏ gần Tato với nền là Nanga Parbat phủ đầy tuyết.
Đường North Yungas
Được xây dựng vào những năm 1930 bởi các tù nhân Paraguay, Đường Yungas là một tuyến đường dài 60 km ở Bolivia, bắt đầu từ độ cao 3.700 mét - nơi có thành phố cao nhất thế giới - La Paz và kết thúc ở vùng Yungas.
Đường Yungas chỉ rộng hơn 3 mét và đạt đến độ cao cao nhất là 4.650 mét tại đèo La Cumbre trước khi đổ xuống con dốc cao 3.505 mét để đến thị trấn Coroico.
Nó là một trong những con đường nguy hiểm nhất trên thế giới và có biệt danh là "Con đường tử thần", ước tính mỗi năm có khoảng 200 đến 300 người phải bỏ mạng trên con đường này.
Đường Đại Tây Dương
Đường Đại Tây Dương là một con đường dài 8 km với chi phí xây dựng là 14 triệu USD. Con đường này chạy qua một quần đảo ở Na Uy và được xây dựng từ năm 1983 đến năm 1989.
Con đường này nổi tiếng với những cây cầu uốn lượn, tạo cảm giác gần giống như đường ray của những chiếc tàu lượn siêu tốc. Ngoài những cây cầu lắt léo, con đường này còn phải chịu những điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt, khó lường như gió bão và nhiệt độ giảm đột ngột, khiến tầm nhìn của những người tham gia giao thông bị giảm mạnh.
Đường núi Thiên Môn
Nằm trong Công viên Quốc gia Núi Thiên Môn ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, Núi Thiên Môn có một con đường với 99 khúc cua dựng đứng. Con đường dài hơn 11 bắt đầu ở độ cao gần 200 mét so với mực nước biển và lên cao hơn 1.280 mét khi lên đỉnh núi.
Bất chấp tính chất của con đường, ngọn núi là một địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều du khách leo lên cầu thang 999 bậc, được gọi là "Nấc thang lên thiên đường", dẫn đến Động Thiên Môn.
Đoạn đường Du Gois
Có một con đường trên bờ biển Đại Tây Dương của Pháp được gọi là "Passage de Gois", điều đặc biệt là con đường này sẽ bị biến mất hai lần mỗi ngày. Con đường đắp cao tự nhiên này kéo dài giữa Beauvoir-sur-Mer và đảo Noirmoutier kéo dài hơn 4 km và bị nhấn chìm dưới mực nước biển từ 1 đến 4 mét hai lần mỗi ngày khi thủy triều lên.
Cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao
Được ca ngợi là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới, Cầu Hồng Kông-Chu Hải-Ma Cao là cây cầu dài 55 km nối ba thành phố Hồng Kông, Ma Cao và Chu Hải ở Trung Quốc.
Cây cầu có ba cầu dây văng và các đường liên kết, một đoạn dài khoảng 7 km đi sâu vào một đường hầm dưới biển giữa hai hòn đảo nhân tạo.
Trung Quốc đã phải mất chín năm và 20 tỷ USD để xây dựng cây cầu khá hoành tráng này.
Những con đường băng của Estonia
Không quá lời khi nói những con đường băng ở Estonia là một trong những con đường nguy hiểm và hấp dẫn nhất thế giới. Thường được mở ra khi băng đạt độ dày ít nhất 23 cm và chỉ cho phép tốc độ từ 40 đến 70 km/giờ vì nếu đi ở tốc độ khác sẽ gây ra cộng hưởng dẫn đến một làn sóng lớn dưới lớp băng và khiến cho con đường này bị nứt vỡ.
Khi di chuyển trên con đường này, các phương tiện phải giữ khoảng cách với nhau ít nhất 250 mét và không được thắt dây an toàn vì bạn có thể bạn sẽ phải nhanh chóng thoát ra khỏi xe trong trường hợp băng bị vỡ.
Đèo Khardung La
Với độ cao 5.359 mét so với mực nước biển, Khardung La là một trong những con đường có phương tiện động cơ di chuyển cao nhất trên thế giới và nằm ở Ladakh, Ấn Độ.
Mặc dù hiện nay con đường đã được trải nhựa nhưng một số khu vực tại con đèo này vẫn có thể dễ bị trôi hoặc đá rơi, khiến việc lái xe trở nên nguy hiểm. Mặc dù thường xuyên có lưu lượng xe tải hạng nặng và xe máy đến Thung lũng Nubra, nhưng du khách phải có giấy phép đặc biệt để đi trên con đường này.
Tuyến đường núi Tateyama Kurobe
Nằm trong dãy núi băng của Nhật Bản thuộc Dãy núi Hida, Tuyến đường Alpine Tateyama Kurobe là một con đường tham quan dài 37 km giữa Tateyama và Ōmachi.
Tuyến đường có độ cao chênh lệch giữa điểm thấp nhất và cao nhất là gần 2.000 mét. Điểm thu hút nổi tiếng nhất của nó là Hành lang tuyết Murodo, nằm trên mực nước biển 2.438 mét, tại đây có những bức tường tuyết cao tới 20 mét vào mùa xuân.
Đường hầm Guoliang
Đường hầm dài hơn 1 km này là sản phẩm của 13 công nhân đã chạm khắc bằng tay để kết nối ngôi làng Guoliang của họ, nép mình giữa dãy núi Taihang cao lớn của Trung Quốc với thế giới bên ngoài.
Đường hầm Guoliang cao gần 5 mét và chỉ rộng gần 4 mét. Với hình dạng ngoằn ngoèo và rẽ ở những nơi không thể đoán trước, việc di chuyển trên con đường này đòi hỏi sự chú ý liên tục khi lái xe, con đường này cũng được coi là một trong những con đường nguy hiểm nhất thế giới mặc dù nó chỉ dài có hơn 1 km.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vẽ tam giác tràn ra mép giấy, 2 học sinh bất ngờ chứng minh được định lý toán học có tuổi đời 2.500 năm
Điều đặc biệt là chưa có ai từng chứng minh được định lý ấy theo cách này, ngay cả Albert Einstein.
Mac mini M4 quá "ngon", người dùng lũ lượt bán tháo Mac mini đời cũ vì sợ mất giá