Những đàn ong đực này đã cố "tự sướng" một lần cuối cùng trước khi chết vì nắng nóng

    Thanh Long,  

    Chúng thực sự đã "xuất tinh đến chết".

    Nếu bạn đã từng nhìn thấy một con ong chết trong tư thế nằm ngửa, trên bụng có một chất gì đó màu trắng chảy ra ngoài, thì rất có thể đó là ong đực và nó đã có một cái chết khá xấu hổ.

    Theo một nghiên cứu mới của Đại học British Columbia, Canada khi ong đực chết trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời quá cao, hành động cuối cùng của chúng trước khi từ giã cuộc sống là xuất tinh ra một phần bụng của chính nó.

    Đây là một hành vi bản năng và tự động của ong đực, tiến sĩ Alison McAfee và nghiên cứu sinh sau tiến sĩ Michael Smith đến từ Đại học British Columbia cho biết. Những con ong này thực sự đã "xuất tinh đến chết".

    content-1646044783-bee-two.jpg

    Hành vi của những con ong đực lần đầu tiên được các nhà khoa học để ý vào mùa hè năm 2021. Giữa đợt nắng nóng năm đó, Emily Huxter là một người nuôi ong mật ở thị trấn Armstrong đã email cho tiến sĩ McAfee để kể về hàng chục con ong của cô bị chết bất thường.

    Kèm với đó là ảnh chụp xác của chúng nằm rải rác trên mặt đất, với những chất trắng trên bụng như thể chúng vừa bị nổ bắp rang bơ.

    Tiến sĩ McAfee sau đó liên hệ với mạng lưới các nhà sản xuất mật ong và người nuôi ong trên khắp tỉnh British Columbia để hỏi xem chuyện này có diễn ra ở nơi nào khác hay không? Hóa ra, nó phổ biến hơn những gì cô nghĩ.

    dead-drone-worker-bee-2.webp

    Thông thường, bên trong tổ ong mật là một môi trường ổn định duy trì ở khoảng nhiệt độ 35 độ C. Những con ong ở British Columbia có lẽ đã chống chọi được với thời tiết nửa đầu mùa hè. Nhưng một làn sóng nhiệt cuối cùng đã đẩy chúng tới "ngày tận thế".

    "Chúng tôi biết chỉ cần 6 tiếng đồng hồ nhiệt độ lên ngưỡng 42 độ C, một nửa số ong đực sẽ chết vì căng thẳng nhiệt. Những con ong nào nhạy cảm với nhiệt hơn thậm chí sẽ bắt đầu chết sau 2 hoặc 3 giờ. Đó là nhiệt độ mà chúng không nên tiếp xúc, nhưng chúng tôi đã chứng kiến những con ong đực bị căng thẳng nhiệt cho đến chết ở đó", tiến sĩ McAfee nói.

    54602035-10547451-image-a-19_1645712387707.avif

    Những đàn ong càng non, dân số chúng chết càng lớn. Có những tổ ong mới hình thành nhưng đã bị chết tới một nửa dân số con đực. 

    Thông thường, các nhà nghiên cứu như tiến sĩ McAfee không quan tâm lắm tới sự kiện ong đực chết. Họ chỉ quan tâm đến những con ong chúa nếu chúng chết trong đàn bởi mỗi đàn ong chỉ có 1 ong chúa duy nhất.

    Nhưng nếu ong đực chết hàng loạt như trong những đợt sóng nhiệt ở British Columbia, mọi thứ lại trở thành nghiêm trọng.

    54603573-10547451-Queen_cells_featuring_developing_queens_Credit_3A_Dr_Alison_McAf-a-30_1645713526122.avif

    Tiến sĩ McAfee cho biết sự sụt giảm dân số ong đực trong đàn đồng nghĩa đàn ong đó sẽ kém đa dạng di truyền hơn. Điều này có thể khiến khả năng miễn dịch, chống bệnh tật của đàn ong suy giảm, nhưng ngược lại làm tăng tốc độ suy thoái gen.

    Trong suốt đợt nắng nóng mà tiến sĩ McAfee theo dõi, cô nhận thấy chỉ có 40% tổng số lần giao phối của ong chúa thành công, so với tỷ lệ 75 - 80% nếu thời tiết mát.

    Hiện chưa rõ hành vi xuất tinh của ong đực trước khi chết có phải là một cố gắng cuối cùng để làm tròn trách nhiệm, và thể hiện sự trung thành của chúng với ong chúa hay không. Nhưng tiến sĩ McAfee, cho biết hành vi này khá là cực đoan. Những con ong đực này đã xuất tinh đến bật cả cơ quan sinh dục ra ngoài bụng, khiến xác chết của chúng như bị nổ bỏng ngô.

    default-1646043007-cover-image.jpg

    Xác chết của ong giống như bị nổ bỏng ngô, thực ra đó chính là cơ quan sinh dục của nó.

    Để ngăn chặn sốc nhiệt và cứu sống đàn ong đực, tiến sĩ McAfee và người nuôi ong Emily Huxter ở Armstrong đã thử nghiệm một số chiến lược. Mục đích là phải làm mát được cho tổ ong.

    "Trong tự nhiên, những con ong vẫn thường đi tìm nước để mang về tổ, rồi chúng dùng cánh quạt để thổi hơi nước vào trong giúp hạ nhiệt và làm mát bằng bay hơi, giống như khi chúng ta đổ mồ hôi", Huxter nói. 

    Vì vậy, cô và tiến sĩ McAfee đã thiết lập các trạm làm mát bằng cách pha loãng siro đường và đặt ở gần tổ ong, để những con ong đực mang nước lỏng về tổ. 

    Bằng các thử nghiệm đặt nhiệt kế trong tổ và theo dõi chúng sau mỗi 10 phút, các nhà nghiên cứu nhận ra các trạm làm mát siro của họ thực sự đã giúp tổ ong hạ 1,1 độ C.

    54603571-10547451-Styrofoam_hives_back_and_syrup_hives_front_-a-28_1645713455149.avif

    Đậy xốp phía trên tổ ong có thể giúp hạ nhiệt và cứu sống những con ong đực.

    Nhưng có một phương pháp còn hiệu quả hơn. Tiến sĩ McAfee cho biết bằng cách đặt một tấm xốp lên trên mỗi chiếc tổ, lũ ong có thể được làm mát xuống tới 3,75 độ C. Đó là bởi xốp styrofoam có tính chất cách nhiệt. 

    Nó không chỉ giúp giảm nhiệt độ vào ban ngày và mùa hè mà còn giúp giữ ấm tổ ong vào mùa đông và ban đêm. Đây là một chiến lược đơn giản mà mọi người nuôi ong có thể áp dụng để bảo vệ dân số ong đực của mình khỏi thảm cảnh "xuất tinh đến chết".

    Tham khảo Iflscience

    https://genk.vn/nhung-dan-ong-duc-nay-da-co-tu-suong-mot-lan-cuoi-cung-truoc-khi-chet-vi-nang-nong-20220406181646845.chn
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ