Những điều bạn chưa biết về việc "xì hơi" ở động vật: những cú "xì hơi mùi sinh tử"

    Đức Khương,  

    Nói một cách logic, rắm ở động vật có vú chủ yếu được tạo ra bằng quá trình tiêu hóa. Vi sinh vật phân hủy thức ăn trong ruột để tạo ra carbon dioxide, methane, hydrogen sulfide và các khí khác.

    Một ngày cuối tuần, bạn và bạn gái ngồi trên ghế sofa và trêu chọc con mèo. Bỗng bạn gái của bạn ôm con mèo rồi ngửi thấy khó chịu. Cô vô thức liếc nhìn con mèo và thấy rằng nó cũng có biểu hiện ghê tởm. Và hiền nhiễn, có lẽ bạn gái của bạn nghĩ rằng bạn đã đánh rắm.

    Nhưng sự thật không phải vậy và bạn giải thích một cách ngây thơ rằng quả rắm hôi thối này là do con mèo. Ban đầu, cô bạn gái không chịu tin, cô cho rằng chú mèo xinh xắn sẽ không xì hơi. Để chứng tỏ bản thân, bạn đã phải để bạn gái đưa mũi lên mông mèo và hít thật sâu. Cuối cùng, tác giả của quả rắm không ai khác chính là con mèo.

    Những điều bạn chưa biết về việc xì hơi ở động vật: những cú xì hơi mùi sinh tử - Ảnh 1.

    Đúng vậy, cũng giống như con người, mèo cũng sẽ âm thầm nhả ra những quả rắm hôi thôi, và chúng rất nặng mùi. Đôi khi, con mèo bỏ chạy ngay lập tức sau khi xì hơi, có thể vì nó sợ bị choáng. Không chỉ riêng mèo mà các bạn nuôi chó cũng sẽ biết được rằng chó cũng là những "bậc thầy" về đánh rắm. Nhờ có hydro sunfua sinh ra từ quá trình phân hủy protein, mùi phân và rắm của chúng đôi khi còn kinh khủng hơn cả mùi của con người.

    Vậy tất các loài động vật khác có đánh rắm không? Tại sao một số loài động vật không thể đánh rắm?

    Trên thực tế, hầu hết tất cả các loài động vật có vú đều có thể là tác giả của những quả bom có mùi hôi thối, nhưng một số loài thì không. Chúng ta biết rằng trong vương quốc động vật, con lười là loài động vật có vú có tốc độ trao đổi chất chậm nhất. Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của chúng thấp hơn một nửa so với các loài động vật có vú khác cùng kích thước. Đôi khi phải mất hơn một tháng để chúng có thể tiêu hóa một vài chiếc lá. Bởi vậy đây cũng là loài động vật không hề biết đánh rắm.

    Nói một cách logic, rắm ở động vật có vú chủ yếu được tạo ra bằng quá trình tiêu hóa. Vi sinh vật phân hủy thức ăn trong ruột để tạo ra carbon dioxide, methane, hydrogen sulfide và các khí khác.

    Hệ thực vật đường ruột của con lười tạo ra rất nhiều khí methane, nhưng những khí này không được thải ra ngoài khi đánh rắm mà được hấp thụ vào máu qua ruột, và sau đó được thải ra khỏi cơ thể qua đường thở.

    Những điều bạn chưa biết về việc xì hơi ở động vật: những cú xì hơi mùi sinh tử - Ảnh 2.

    Chúng ta biết rằng con lười di chuyển rất chậm cho dù chúng có làm gì đi nữa, thậm chí là đi tiêu. Chúng chỉ đi vệ sinh ba tuần một lần. Hãy tưởng tượng nếu những khí tích tụ này không được tống ra ngoài cơ thể qua hơi thở mà qua hậu môn thì phải một thời gian sau chúng mới có thể thải hết. Nếu những khí không thể thải ra khỏi cơ thể, thì sức khỏe của con lười sẽ gặp nguy hiểm. Điều này có nghĩa là hệ tiêu hóa của chúng sẽ gặp vấn đề, và rất có thể điều này sẽ khiến dạ dày của chúng căng đến mức muốn phát nổ.

    Và tất nhiên, cũng có những sinh vật trong tự nhiên sẽ phát nổ vì chúng không thể đánh rắm kịp thời. Đó là loài Medaka sống ở miền bắc Mexico. Tên tiếng Anh của chúng là Cyprinodon atrorus, và pups có nghĩa là xì hơi trong tiếng lóng.

    Những điều bạn chưa biết về việc xì hơi ở động vật: những cú xì hơi mùi sinh tử - Ảnh 3.

    Thức ăn chính của loài cá này là tảo và các sinh vật hữu cơ khác trong lớp trầm tích đáy. Mỗi khi vào mùa hè, nhiệt độ trong nước sẽ tiếp tục tăng cao, lúc này tảo sẽ sinh ra bọt khí, loài cá này sẽ ăn tảo và tích tụ các bọt khí trong cơ thể và khiến cho ruột của chúng căng phồng. Khi bụng chúng cứ phình to, toàn bộ cơ thể mất thăng bằng không thể bơi được và khiến cho chúng bị nổi trên mặt nước. Lúc này, xì hơi trở thành cách giải tỏa duy nhất của chúng. Vì chỉ bằng cách xì hơi chúng mới có thể trở lại trạng thái bình thường và bơi lội tự do. Nếu không thể thải những khí này kịp thời, chúng sẽ dễ dàng trở thành thức ăn cho các loài chim như diệc khi tiếp xúc với nước. Và trong trường hợp xấu nhất thì chúng sẽ tự nổ vì khí trong ruột quá nhiều và chết tại chỗ. Có người từng phát hiện ra rằng gần 300 con cá medaka đã chết vì nguyên nhân này. Vì vậy, đối với loại cá này, không đánh rắm sẽ đồng nghĩa với cái chết.

    Ngoài ra còn có một loài rắn san hô Sonoran sẽ đánh rắm để tự quyết định sự sống và cái chết của mình. Điểm khác biệt là loại rắn này "đánh rắm" để xua đuổi những kẻ săn mồi.

    Nhưng trên thực tế, những con rắn san hô này thậm chí còn không có hậu môn. Vậy chúng xì hơi bằng cách nào? Đối với hầu hết các sinh vật, xì hơi diễn ra thông qua hậu môn. Nhưng trên thực tế, ngoài hậu môn, chỉ cần có lỗ thoát khí ra khỏi cơ thể, thì việc xì hơi có thể diễn ra một cách bình thường. Vì vị trí ruột ở động vật khác nhau nên lỗ thoát khí không nhất thiết phải nằm ở hông. Điều này cũng có nghĩa ngoài khí được tạo ra từ quá trình tiêu hóa, thì khí trong để xì hơi cũng được đến từ không khí mà chúng nuốt vào. Rắn san hô Sonoran có một cái lỗ đặc biệt giống như hậu môn, cái lỗ này có thể hít không khí. Khi gặp kẻ săn mồi, chúng sẽ xả hết lượng khí đã tích trữ lâu ngày và phát ra âm thanh lớn để xua đuổi kẻ săn mồi.

    Những điều bạn chưa biết về việc xì hơi ở động vật: những cú xì hơi mùi sinh tử - Ảnh 4.

    Tương tự như vậy, rắm của nhiều loài động vật đóng một vai trò quan trọng đối với chúng. Ví dụ, rắm của ấu trùng Berothidae có chứa một chất hóa học có thể gây choáng cho mối và các loài côn trùng khác. Rắm của một số loài cá còn có thể khiến chúng tụ tập lại với nhau trong bóng tối. Vì vậy, các nhà khoa học cho rằng việc đánh còn có tác dụng giao tiếp nhất định đối với cá.

    Những điều bạn chưa biết về việc xì hơi ở động vật: những cú xì hơi mùi sinh tử - Ảnh 5.

    Mặc dù đánh rắm rất hữu ích đối với cơ thể, thế nhưng có một sự thật là loài chim không hề đánh rắm. Về lý thuyết, chim cũng có hậu môn, tại sao chúng không đánh rắm? Hiện nay khoa học cho rằng đó là do ruột của chim rất ngắn, tiêu hóa thức ăn rất nhanh. Do đó, một số nhà khoa học suy đoán rằng thức ăn trong ruột và dạ dày của chim chưa được tiêu hóa kỹ đến mức có thể tạo ra khí trước khi phân được thải ra ngoài, nên chúng không hề biết cảm giác đánh rắm sẽ "thú vị" như thế nào.

    Mặc dù cũng hít phải không khí khi ăn nhưng chim có thể dễ dàng ợ hơi để tống khí ra khỏi dạ dày vì chim có một bộ phận gọi là bầu diều. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thấy rằng vẹt xì hơi. Trên thực tế, điều này có lẽ là do con vẹt đang bắt chước tiếng đánh rắm của con người. Nói cách khác, tiếng vẹt xì hơi mà bạn nghe thấy được phát ra từ miệng của chúng, và đây là những quả rắm giả.

    Những điều bạn chưa biết về việc xì hơi ở động vật: những cú xì hơi mùi sinh tử - Ảnh 6.

    Chúng ta biết rằng rắm người có thể được chia thành rắm xịt và rắm nổ. Một người bình thường phải xì hơi trung bình từ 10 - 20 lần một ngày, và tổng lượng khí thải vào khoảng 470 đến 1500 ml. Do sự hiện diện của hydrogen sulfide, mùi của rắm thường gợi nhớ đến mùi trứng thối. Trong một số trường hợp, chúng ta sẽ cố gắng giữ những quả rắm trong cơ thể và không bao giờ để nó ra. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc rằng những quả rắm mà bạn nghĩ đã biến mất đã đi đâu không?

    Trên thực tế, nó được chuyển đến hệ tuần hoàn cùng với máu, sau đó đến gan, được gan lọc, rồi chuyển đến phổi. Cuối cùng, những khí này sẽ được chuyển vào hơi thở và được thở hoặc ợ ra từ miệng của bạn. Và bây giờ là câu hỏi tiếp theo: Loại hơi thở này có mùi giống như mùi hôi của rắm không?

    Còn tùy theo từng trường hợp, nếu quả rắm mà bạn giữ lại không có mùi hôi thì không sao. Nhưng nếu đó là một quả rắm hôi hám, thì quả thực nó có thể lẫn vào hơi thở của bạn, và những người xung quanh có thể thấy bạn bỗng trở nên "nặng mùi".

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ