Axie Infinity của Việt Nam cùng nhiều tựa game blockchain khác đang thu hút đông đảo người chơi, nhờ mô hình chơi game kiếm ra tiền (play to earn).
Cơn sốt game blockchain đang có dấu hiệu bùng lên mạnh mẽ cùng với sự bật tăng trở lại của thị trường tiền ảo. Game blockchain được hiểu là các game xây dựng trên chuỗi khối, nơi người chơi tự tạo vật phẩm ảo độc nhất (NFT) và bán cho nhau để kiếm lời.
Các dạng game blockchain như vậy vì thế còn được gọi là game kiếm ra tiền (play to earn). Người chơi sẽ cày cuốc trong game để bán vật phẩm ảo lấy tiền ảo, từ đó bán tiền ảo trên các sàn tiền số rồi đổi lấy tiền thật.
Dưới đây là các dự án game blockchain đáng chú ý với một lộ trình phát triển rõ ràng nhất hiện nay:
Axie Infinity
Axie Infinity là game do studio Việt Nam Sky Mavis phát triển. Trò chơi này đã ra mắt từ đầu năm 2018 và bắt đầu tạo được cộng đồng ổn định từ cuối năm 2020 sau một thời gian dài thử nghiệm các tính năng mới.
Chỉ là những con thú dễ thương chiến đấu với nhau, Axie Infinity lại đang thu hút cả triệu người chơi trên toàn cầu.
Từ đầu năm 2021, cùng với cơn sốt tiền số bùng nổ, Axie Infinity liên tục thu hút được sự quan tâm ở khu vực châu Á, mà đỉnh điểm là vào tháng 7. Cơn sốt nuôi thú ảo Axie gia tăng chóng mặt khiến đồng tiền ảo của trò chơi này Axie Infinity Shards (AXS) tăng giá trị 300% trong vài ngày và lập đỉnh 52 USD vào hôm 27/7.
Hiện Axie Infinity có khoảng 600.000 người chơi mỗi ngày (DAU) và khoảng 1 triệu người chơi mỗi tháng (MAU). Đồng AXS hiện giữ giá trị 42 USD với vốn hóa khoảng 2,6 tỷ USD.
Tương lai, đội ngũ phát triển Axie Infinity dự định sẽ mở các giải đấu, thu hút các streamer và xây dựng một cộng đồng eSports trong một lộ trình kéo dài 5 năm nữa.
Decentraland
Trước khi Axie Infinity tạo ra cơn sốt, Decentraland mới là cái tên thu hút sự chú ý của cộng đồng tiền số. Trò chơi này tạo ra một thế giới ảo 3D nơi người chơi sẽ sống trong một xã hội thu nhỏ khá thú vị.
Ở đó, game thủ có thể mua đất, vào sòng bạc, đi nghe nhạc, dự hội thảo, mua sắm… bằng đồng tiền ảo có tên gọi Mana. Decentraland cũng chính là trò chơi lập kỷ lục bán một mảnh đất ảo với giá hơn 900.000 USD .
Người chơi Decentraland tạo ra mặt trăng ảo để kỷ niệm 52 năm ngày con tàu Apollo 11 đưa người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào năm 1969. |
Sức hấp dẫn của Decentraland khiến hãng game nổi tiếng một thời của Mỹ Atari đã hợp tác để mở thành phố ảo Vegas City trong trò chơi. Hay gần nhất là Coca-Cola tiến hành mở bán các bộ sưu tập ảo trong trò chơi này. |
Ở thời điểm mới phát hành năm 2017, đồng tiền ảo Mana từng có giá trị chỉ 0,01 USD. Hiện nay, đồng này có giá 0,7 USD với vốn hóa là 1,2 tỷ USD và thu hút được khoảng 10.000 người chơi mỗi ngày.
The Sandbox
Thử nghiệm vào cuối năm 2020, The Sandbox là dự án blockchain hóa phiên bản mobile ra mắt từ năm 2012.
Với phiên bản mới này, The Sandbox đem đến một thế giới ảo 3D nơi người chơi được thỏa sức xây dựng mọi thứ và buôn bán chúng trên chợ với đồng tiền ảo riêng tên gọi Sand. Hiện đồng này có giá trị 0,6 USD với vốn hóa 452 triệu USD.
Hướng đi của The Sandbox là để người chơi tự xây dựng thế giới riêng giống như Minecraft. |
Cũng như tên gọi của nó, The Sandbox hướng đến việc xây dựng một thế giới mở tự do nơi người chơi là những nhà sáng tạo nội dung, tương tự như Minecraft với mỗi thế giới là một kiểu chơi khác nhau. |
Vì thế phần quan trọng nhất của dự án này là xây dựng bộ công cụ Game Maker (đã có) để hỗ trợ tạo dựng vô số game trên chính nền tảng ‘mẹ’ The Sandbox trong tương lai.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4