Những kẻ bắt cóc tống tiền cũng chuyển sang đòi tiền chuộc bằng Bitcoin

    Steve,  

    Không chỉ tội phạm mạng, mà tội phạm truyền thống cũng chuyển sang sử dụng tiền tệ ảo.

    Sau những cuộc tấn công mạng bằng ransomware ở quy mô lớn với 2 ransomware WannaCry và NotPetya, chúng ta đã biết hacker muốn đòi tiền chuộc ở dạng Bitcoin. Nhưng một hình thức tội phạm khác cũng đang chuyển sang sử dụng tiền tệ ảo: những kẻ bắt cóc.

    Hồi đầu tháng, tờ Indian Express đã đăng tải một nhóm bắt cóc tống tiền cố đòi nạn nhân trả tiền chuộc bằng Bitcoin. Đây là vụ việc mới nhất, trong một chuỗi những sự kiện diễn ra trong năm nay, trong đó giới tội phạm tỏ ra nhu cầu tiền tệ ảo của chúng.

    Cụ thể, một nhóm 6 người đã bắt cóc thương nhân Ashu Jain vào ngày 30 tháng Năm, theo Indian Express. Giới chức cáo buộc nhóm này đã đòi tiền chuộc 20 Bitcoin, trị giá khoảng 52.000 USD ở thời điểm hiện tại. Deepak Sharma, một người tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Thông tin, đã dẫn dắt nhóm này, theo bản cáo buộc.

    Trước đó, cũng trong năm nay, những kẻ bắt cóc đã nhắm vào một phụ nữ Brazil, đáng chú ý hơn, chồng cô là một thương nhân Bitcoin. Theo một thông cáo đăng tải trên trang Cryptocoins News, viên cảnh sát phụ trách vụ việc cho hay: “Tôi đã nói chuyện với vài đồng nghiệp trên khắp đất nước, và có thể khẳng định chưa từng có vụ việc bắt cóc nhưng lại đòi tiền ảo nào ở Brazil. Đây là lần đầu tiên chuyện này xảy ra ở đây.”

    Nhưng kiểu đòi tiền chuộc này tuy hiếm nhưng cũng không quá mới mẻ với giới tội phạm trên toàn thế giới, chỉ là chúng đang tăng lên đáng kể vào thời gian gần đây. Ngay từ năm 2015, những tên tội phạm từ Đài Loan đã bỏ túi 1,5 triệu USD giá trị tiền ảo, trong vụ bắt cóc ông Wong Yuk-kawn, Chủ tịch một công ty dầu có niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông. Cùng năm đó, một người Canada đã bị bắt cóc tại Costa Rica, với số tiền chuộc hàng chục ngàn đô giá trị Bitcoin.

    Sở dĩ Bitcoin được ưa chuộng như vậy, vì nhiều kẻ trong giới tội phạm cho rằng giao dịch Bitcoin hoàn toàn ẩn danh, khiến nó trở thành lí tưởng để nhận những khoản tiền lớn. Điều này không hoàn toàn đúng, khi nhiều người bán hàng trái phép trên mạng chìm (deep web) đã rơi vào vòng lao lí sau khi bị nhận diện trong cách giao dịch Bitcoin. Và dù sao, khi những kẻ bán hàng cấm này hoạt động ở thế giới thực, ví như gửi hàng tới người nhận, thì giới điều tra lại có nhiều cách hơn để tóm chúng.

    Tình trạng này có vẻ cũng xảy ra với những tên bắt cóc: trong 3 vụ việc đề cập bên trên, nhà chức trách đều đã bắt nhiều nghi phạm. Với các vụ việc xảy ra ở Ấn Độ và Brazil, mỗi vụ có 6 tên bị tóm, còn có tới 16 người bị bắt giữ trong vụ ở Đài Loan. Nhưng với việc ngày càng nhiều người quan tâm tới Bitcoin hơn, có thể giới tội phạm truyền thống sẽ sử dụng loại tiền tệ ảo này nhiều hơn trong tương lai, như là giới tội phạm mạng.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ