Những sản phẩm nhiếp ảnh tốt nhất năm 2019 bình chọn bởi Giải thưởng TIPA
Đâu là máy ảnh, ống kính và phụ kiện hỗ trợ tốt nhất dành cho các nhiếp ảnh gia trong năm nay?
Hiệp hội nhiếp ảnh kỹ thuật số (TIPA) vừa công bố những sản phẩm ngành ảnh của năm 2019, vinh danh những dòng máy ảnh, ống kính và phụ kiện tốt nhất trong năm nay. Được thành lập vào năm 1991, TIPA gồm 28 tờ báo về nhiếp ảnh có danh tiếng trên toàn Thế giới. Những thành viên của TIPA họp mặt mỗi năm một lần để bàn luận về ngành nhiếp ảnh, và một hoạt động trong buổi gặp mặt này là bầu ra những sản phẩm mà họ cho là có tính kỹ thuật cao, hỗ trợ những nhiếp ảnh gia tốt nhất.
Sau đây là những sản phẩm được bình chọn của năm 2019:
DSLR tốt nhất: Nikon D350. Dòng máy DSLR siêu nhỏ gọn, có cảm biến 24.2MP với dải ISO 100-25,600, chụp liên tiếp 5 hình trên giây và quay phim Full HD 1080/60p.
Máy ảnh APS-C dành cho người dùng nâng cao: Fujifilm X-T30. Một chiếc máy không gương lật giá rẻ với cảm biến 26.1MP X-Trans CMOS 4, tốc độ lấy nét siêu nhanh và quay phim 4K chất lượng cao.
Mời độc giả tham khảo bài đánh giá chi tiết Fujifilm X-T30 tại Việt Nam.
Máy ảnh APS-C dành cho nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp: Sony A6400. Chiếc máy nhỏ gọn, có cảm biến 24.2MP nhưng với tốc độ chụp siêu nhanh 11fps, lấy nét 425 điểm theo pha, dải ISO lên tới 102.400m
Máy ảnh Micro 4/3 tốt nhất: Olympus OM-D E-M1X. Máy ảnh Micro 4/3 loại nhỏ nhưng được thiết kế và sở hữu những tính năng dành cho những người sử dụng chuyên nghiệp, như khả năng chụp 60 hình trên giây, lấy nét thông minh bằng AI.
Máy ảnh Full-frame dành cho người dùng nâng cao: Canon EOS RP. Hiện đây là dòng máy Full-frame có giá bán mới rẻ nhất trên thị trường, với cảm biến 26.2MP, thiết kế không gương lật, tận dụng được hệ ống kính dồi dào của Canon.
Sản phẩm Canon EOS RP đã có mặt tại Việt Nam.
Máy ảnh Full-frame dành cho nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp: Nikon Z6. Sản phẩm nhắm tới người dùng đa năng, với cảm biến 24.5MP, hệ thống lấy nét 273 điểm chiếm 90% vùng chụp hình, khả năng quay phim 4K.
Máy ảnh Full-frame cao cấp: Nikon Z7. Dòng máy độ phân giải cao, lên tới 45.7MP, dải ISO 64-25,600, mở rộng lên tới 102,400, có ống ngắm chất lượng cao, khả năng quay phim 4K và Full HD 120p.
Bài viết trên tay siêu phẩm Nikon Z7.
Máy ảnh Full-frame cao cấp dành cho cả chụp hình và quay video: Panasonic LUMIX S1. Với cảm biến 24.2MP, tốc độ lấy nét nhanh và khả năng quay video 4K 60p 4:2:2 10-bit cùng hệ màu V-Log, đây là một dòng máy vừa cao cấp vừa đa năng.
Máy ảnh Medium Formate: Fujifilm GFX50R. Một dòng máy nhắm đến những người dùng cần độ phân giải cao, cùng cảm biến lớn hơn Full-frame, với cảm biến kích thước 43.8 x 32.9 51.4MP. Được thiết kế theo dạng Range-finder, đây cũng là dòng máy có thể sử dụng cho việc chụp ảnh đường phố, đời thường.
Loạt ảnh trên tay chiếc máy Medium Format cao cấp Fujifilm GFX50R.
Máy ảnh compact dành cho nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp: RICOH GR III. Đây là sản phẩm tiếp nối cho chiếc máy GRII đã rất thành công với những nhiếp ảnh gia đường phố, với cảm biến 24MP, ống kính gắn liền 28mm, Filter ND 2-stop và màn hình cảm ứng 3 inch.
Máy ảnh compact siêu zoom: Sony RX100 VI. RX100 VI 'ăn điểm' với cảm biến 20.1MP Exmor RS CMOS, ống kính có tầm zoom rất đa dụng - 24-200mm cùng khả năng chống rung quang học SteadyShot. Máy cũng có hệ thống lấy nét nhanh 0.03 giây, lấy nét mắt, chụp ảnh nhanh 24fps và quay phim S-Log 3.
Smartphone tốt nhất dành cho nhiếp ảnh: Huawei P30 Pro. Máy sở hữu tới 4 camera sau, với đầy đủ những tiêu cự và tính năng để người dùng lựa chọn. Một vài điểm nổi bật của máy có thể kể tới như cảm biến 40MP đặc biệt, khả năng zoom không mất chất lượng ảnh, khả năng chụp RAW, dải ISO lên tới 409.600.
Mời độc giả xem loạt ảnh trên tay Huawei P30/P30 Pro.
Ống kính siêu rộng dành cho DSLR: Samyang XP 10mm f3.5. Ống kính có tiêu cự rộng dành cho máy ảnh Full-frame, với 18 thành phần kính chia thành 11 nhóm, cùng vòng khẩu 9 lá.
Ống kính Prime DSLR tốt nhất: SIGMA 40mm F1.4 DG HSM ART. Ống kính đa dụng, có khả năng dùng được với cả máy quay có độ phân giải lên tới 8K với 16 thành phần kính chia thành 12 nhóm, với các lớp tráng phù để chống quang sai.
Ống kính zoom góc rộng DSLR tốt nhất: TOKINA opera 16-28mm f/2.8 FF. Ống kính đầy đủ các tiêu cự góc rộng người dùng cần, với 15 thành phần kính, hệ thống lấy nét nhanh và yên lặng.
Ống kính Tele-zoom DSLR tốt nhất: SIGMA 60-600mm F4.5-6.3 DG OS HSM Sports. Ống kính zoom tele dành cho những người đam mê chụp ảnh thể thao, động vật hoang dã với 25 thành phần kính, chia thành 19 nhóm, đặc biệt là thiết kế nhỏ gọn đối với một ống kính dạng này.
Ống kính zoom DSLR tốt nhất: SIGMA 70-200mm F2.8 DG OS HSM Sports. Ống kính zoom đa dụng, dành cho việc chụp chân dung, thể thao, có vỏ ngoài chống chịu thời tiết tốt, chống rung quang học, cho hình ảnh không thua kém những ống kính chính hãng.
Ống kính Prime DSLR tốt nhất: Canon EF 400mm f/2.8L IS III USM. Thế hệ mới nhất của dòng ống kính 400mm của Canon, được thiết kế để giảm chiều dài, giảm trọng lượng, nhưng vẫn có chất lượng quang học cao với 13 thành phần thấu kính, với thành phần UD và các lớp tráng phủ như Air Sphere, Super Spectra và fluorine.
Ống kính Prime APS-C Mirrorless: Canon EF-M 32mm f/1.4 STM. Một ống kính nhỏ gọn, nhẹ dành cho dòng máy EF-M của Canon, với trọng lượng chỉ khoảng 235g. Sản phẩm có 14 thành phần kính, cùng hệ thống lấy nét STM tốc độ cao, không tạo tiếng ồn.
Ống kính không gương lật tiêu cự thông thường: Canon RF 50mm F1.2 L USM. Ống kính chất lượng cao với 15 thành phần kính chia thành 9 nhóm, khẩu độ lớn f/1.2 để thu được nhiều ánh sáng và vùng mờ mượt mà.
Ống kính Prime tele dành cho máy ảnh không gương lật: Sony FE 135mm F1.8 GM - thiết kế dành cho những người chụp ảnh đám cưới, chân dung và thể thao, với 13 thành phần kính, các nút bấm điều chỉnh đặc biệt và vòng xoay chỉnh khẩu độ.
Ống kính siêu rộng dành cho máy ảnh không gương lật: Nikon NIKKOR Z 14-30mm f/4 S. Một ống kính có đầy đủ tiêu cự rộng 14-30mm, đặc biệt là có thấu kính đầu tiên dạng phẳng giúp người dùng có thể gắn được filter.
Ống kính zoom tiêu chuẩn: Tamron 28-75mm F/2.8 Di III RXD - một ống kính dành cho hệ thống máy ảnh không gương lật Sony, với khẩu độ f/2.8 và giá rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm của chính Sony là chiếc 24-70mm f/2.8GM, nhưng có chất lượng không thua kém quá nhiều.
Ống kính cao cấp dành cho máy ảnh không gương lật - Sony FE 400mm F2.8 GM OSS. Ống kính tele prime đầu tiên của dòng máy ảnh Sony E-mount, được tích hợp hệ thống lấy nét Linear Motors của hãng cho tốc độ lấy nét nhanh, phục vụ mục đích chụp thể thao và động vật hoang dã.
Phần mềm chỉnh sửa ảnh: Skylum Luminar 3 - một lựa chọn thay thế cho Lightroom CC, có các Preset màu được tinh chỉnh bởi các chuyên gia để người dùng sử dụng ngay thay vì việc phải tùy chỉnh từng thông số. Phần mềm này cũng có những công cụ nâng cao, dành cho những ai thực sự muốn chỉnh sửa sâu bức ảnh của mình.
Đèn flash của năm: Godox WITSTRO AD400Pro - một chiếc đèn kết hợp được sự nhỏ gọn, tiện dụng với công suất lớn 400W, với khả năng hồi pin chỉ 0.01-1 giây, tương thích với hệ thống 2.4G wireless X đã được hãng Godox phát triển từ lâu và được nhiều nhiếp ảnh gia tin dùng. Đèn có thể sử dụng được bằng cách cắm điện hoặc sử dụng pin để đem ra ngoài trời.
Chân Tripod tốt nhất: Uniqball iQUICK3Pod - Chân máy ảnh chất lượng cao với chân được làm từ 10 lớp sợi carbon, chiều cao tối đa 62″, thu nhỏ chỉ 22.2". Sản phẩm có thể chịu tải được bộ máy ảnh, máy quay phim có trọng lượng lên tới 45KG.
Tripod du lịch tốt nhất: Manfrotto Befree GT Carbon Fiber - Đây là một chân máy ảnh được thiết kế để nhẹ nhất có thể - chỉ khoảng 1.5KG nhưng có thể sử dụng được với máy ảnh nặng tới 10KG, với chiều dài từ 43 - 162cm. Sản phẩm cũng được kết hộp với đầu Ball Head để phục vụ mục đích quay phim.
Balô nhiếp ảnh tốt nhất: Lowepro Whistler Backpack 450 AW II - Balô dạng lớn, có thể chứa được laptop 15 inch, máy ảnh, ống kính và cả những phụ kiện khác. Vỏ ngoài của sản phẩm được làm bằng chất liệu vải chống nước, cùng các dải TPU/PU phát quang dành cho những nhiếp ảnh gia tác nghiệp trong điều kiện thiếu sáng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4