Những tranh cãi quanh cổng tai nghe 3.5mm gần như là vô nghĩa

    Lê Hoàng,  

    Một chiếc jack tai nghe rất nhỏ, nhưng lại một lần nữa thể hiện đôi khi những gì chúng ta coi là "hiển nhiên" chưa chắc đã là chính xác.

    Vào thời điểm này năm trước, tin đồn rằng chiếc iPhone 7 sẽ loại bỏ jack tai nghe bắt đầu xuất hiện. Những cuộc tranh cãi về chiếc iPhone chưa ra mắt một lần nữa lại nổ ra. Ai ai cũng tin rằng đây là một trong những quyết định ngớ ngẩn nhất của Apple.

    Thế rồi iPhone 7 ra đời, Galaxy Note7 cháy nổ và Google tự hào vén màn Pixel với tuyên bố đầy mỉa mai "Vẫn có jack tai nghe". Những cuộc tranh cãi tiếp tục diễn ra một cách gay gắt trước khi Apple công bố bán được 51,9 triệu chiếc iPhone trong quý 4/2016 và 50,7 triệu iPhone trong quý 1/2017.

    Sự thật là, trong quý 4/2016 Apple còn vượt mặt Samsung để trở thành nhà sản xuất smartphone đứng đầu thế giới về doanh số. Rõ ràng là thị trường tiêu dùng không mảy may quan tâm đến việc iPhone có jack tai nghe hay không.

     Không chỉ riêng Apple muốn tạm biệt cổng tai nghe.

    Không chỉ riêng Apple muốn tạm biệt cổng tai nghe.

    Còn các đối thủ Android thì sao? LeEco (Trung Quốc) khôn khéo tận dụng cơn bão tin đồn về iPhone 7 để nhanh nhảu ra mắt smartphone đầu tiên không có cổng 3.5mm trên thế giới. Các tên tuổi quen thuộc như HTC và Lenovo Moto cũng sớm thực hiện các bước đi tương tự. "Không có jack tai nghe" đã trở thành một nỗi phiền toái chung của cả iFan lẫn rất nhiều fandroid.

    Mất jack tai nghe, mất gì?

    Không lâu sau khi iPhone 7 đến tay người dùng, Heise.de đưa ra kết quả đo đạc cho thấy chip giải mã bên trong adapter mới có dynamic range thấp hơn hẳn các đời iPhone cũ - nói cách khác, iPhone 7 không thể thể hiện được nhiều dải âm như iPhone 6s.

    Rõ ràng là việc loại bỏ đi một cổng kết nối quen thuộc sẽ mang lại những phiền toái chưa từng có. Thay vì chỉ cần mang theo một chiếc điện thoại và một chiếc tai nghe như trước đây, bạn sẽ phải mang theo 1 điện thoại, 1 tai nghe và 1 adapter. Nếu làm mất adapter, bạn sẽ phải bỏ ra 9 USD để mua lại. Nếu sử dụng iPhone với nhiều tai nghe khác nhau (một chiếc ở nhà, một chiếc ở công ty chẳng hạn), bạn sẽ phải ghi nhớ mang theo chiếc apdater mọi lúc mọi nơi. Đó là vấn đề chưa bao giờ xảy đến với iPhone 6s trở về trước.

    Nhưng tất cả những điều này đều là những quan sát mang tính chất lý thuyết thuần túy. Trong thực tế, chúng ta mắt gì?

     Chỉ riêng từ doanh số iPhone, chúng ta đã có thể khẳng định cổng tai nghe không phải là tính năng bắt buộc để thành công.

    Chỉ riêng từ doanh số iPhone, chúng ta đã có thể khẳng định cổng tai nghe không phải là tính năng bắt buộc để thành công.

    Hãy cùng suy nghĩ thật kỹ.

    Âm thanh chưa bao giờ là quan trọng

    Đầu tiên, âm thanh chưa bao giờ là một tôn chỉ quan trọng đối với người tiêu dùng. Ở phía ngược lại, phần lớn các nhà sản xuất smartphone chưa bao giờ tích coi một con chip DAC (giải mã tín hiệu số thành tín hiệu analog cho âm thanh) "ngon lành" là tính năng quan trọng trên điện thoại. Ngay cả số ít theo đuổi hướng này cũng không quá thành công, đặc biệt là khi các tính năng smartphone khác chưa được đảm bảo: hãy nhìn vào câu chuyện buồn của LG.

    Ở phía ngược lại, kết hợp một chiếc tai nghe Sennheiser, Grado hay Sony cao cấp vào cổng cắm 3.5 trên điện thoại, kể cả các dòng đắt tiền như iPhone, Galaxy S/Note hay HTC One, phần lớn vẫn mang tính chất "hoa nhài cắm...". Nếu muốn điện thoại phát ra chất âm tương xứng với Sennheiser IE800, bạn phải có DAC rời.

    Tức là, nếu bạn thực sự quan tâm đến chất lượng âm thanh, việc điện thoại có hay không có jack tai nghe cũng là hoàn toàn vô nghĩa.

    Thực sự yêu âm nhạc thì phải có DAC xịn. Có DAC xịn thì cần jack 3.5 trên iPhone làm gì?
    Thực sự yêu âm nhạc thì phải có DAC "xịn". Có DAC "xịn" thì cần jack 3.5 trên iPhone làm gì?

    Còn nếu bạn không quan tâm đến chất lượng âm thanh, khả năng cao là bạn đang không sở hữu một chiếc tia nghe có thể giúp thể hiện sự khác biệt về dải động giữa iPhone 6s và adapter của iPhone 7. Những người khác cũng vậy. Hãy thử hỏi những người không-phải-là-audiophile mà xem.

    Những phiền toái dễ nhìn thấy, khó xảy ra

    Hãy cùng một lần nữa nghĩ lại những phiền toái có thể xảy đến với chiếc adapter của bạn. Đúng là chúng có thể xảy ra, nhưng đã bao nhiêu lần chúng thực sự xảy ra? Ai lại mang tháo adapter khỏi tai nghe để... dễ mất hơn? Mấy ai mua riêng vài ba cái tai nghe để cắm riêng tại nhà, tại công ty? Câu trả lời là không nhiều.

    Đáng kinh ngạc hơn, loại bỏ cổng tai nghe còn có thể là chìa khóa để giảm bớt các rắc rối cho người dùng. Khi không còn cổng tai nghe, người dùng sẽ nghĩ đến Bluetooth nhiều hơn - lý giải vì sao các nhà sản xuất tai nghe đã từng tỏ ra vui mừng khi iPhone 7 ra đời. Khi sự chênh lệch về giá cả giữa tai nghe Bluetooth và tai nghe thường đã không còn quá cao, quyết định loại bỏ cổng tai nghe của Apple và một số tên tuổi Android hoàn toàn có thể là chìa khóa để công nghệ không dây thực sự đi vào dĩ vãng.

    Bỏ jack cắm tai nghe có thể là tiền đề để mở ra những bước tiến quan trọng về tính năng và trải nghiệm sử dụng.
    Bỏ jack cắm tai nghe có thể là tiền đề để mở ra những bước tiến quan trọng về tính năng và trải nghiệm sử dụng.

    Không dừng lại ở đây, tai nghe không dây còn có thể mở ra những chân trời công nghệ mới: cặp đôi AirPods của Apple được coi là giải pháp hoàn hảo để Siri trở nên thực sự hấp dẫn. Thế mạnh lớn nhất của công nghệ trợ lý ảo là ở chỗ người dùng có thể dùng giọng nói mà không cần dùng đến màn hình, nhưng phải đến tận AirPods Apple mới có thể tạo ra một giải pháp giao tiếp giọng nói thực sự riêng tư và tiện dụng.

    Nói tóm lại, cũng giống như tất cả các "vấn đề" khác của Apple, loại bỏ jack tai nghe không phải là thứ gì đó quá to tát. Các đối thủ cạnh tranh muốn người dùng tin rằng Apple đã đưa ra một quyết định thực sự ngớ ngẩn, các anti-fan muốn tin rằng vì cổng tai nghe mà iPhone 7 sẽ thành bom "xịt", Apple sẽ chết. Nhưng sự thật là cho đến giờ, Apple vẫn sống tốt, vẫn chiếm 83% lợi nhuận của toàn bộ ngành smartphone trong quý tài chính gần đây nhất (số liệu Canacord).

    Nếu jack tai nghe thực sự quan trọng đến vậy, Apple có còn sống đến ngày hôm nay không?

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ