Nỗi lo AI xâm phạm quyền cá nhân và cách Samsung bảo vệ người dùng

    M.Đức,  

    AI đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, nhưng cũng vì thế mà những mối nguy hại về việc để lộ thông tin cá nhân cũng ngày càng cao!

    Trong thời điểm hiện nay, toàn bộ thị trường công nghệ đang ‘đổ dồn’ về phát triển một công nghệ duy nhất đó là “Trí tuệ nhân tạo”. Từ các thương hiệu gia dụng, smartphone, laptop cho tới ô tô, nhà sản xuất nào cũng đang trong một ‘cuộc đua vũ trang’ trong việc tích hợp AI vào các sản phẩm của mình, khiến chúng trở nên thông minh hơn, đem lại trải nghiệm ‘cá nhân hóa’ cho người dùng.

    AI là người bạn giúp sức

    Nỗi lo AI xâm phạm quyền cá nhân và cách Samsung bảo vệ người dùng- Ảnh 1.

    Ông Nguyễn Minh Quân - Giám đốc chiến lược sản phẩm Samsung Vina

    Ông Nguyễn Minh Quân - Giám đốc chiến lược sản phẩm Samsung Vina chia sẻ: “Thực ra khái niệm AI đã tồn tại từ lâu, nhưng trong những năm gần đây mới trở nên phổ biến hơn vì sự phát triển của công nghệ máy tính, của thuật toán học máy cũng như sự chung tay của các tập đoàn công nghệ hàng đầu Thế giới. Từ đây khái niệm AI mới gần gũi hơn với mọi người.”

    Nỗi lo AI xâm phạm quyền cá nhân và cách Samsung bảo vệ người dùng- Ảnh 2.

    Ông Nguyễn Lạc Huy - Quản lý hệ thống kênh Schannel

    Các nhà sản xuất ‘dám làm’ thì người dùng cũng ‘dám dùng’. Ông Nguyễn Lạc Huy - Quản lý hệ thống kênh Schannel chia sẻ trải nghiệm thực tế của mình: “Những tính năng AI mình sử dụng hàng ngày, vì nó đánh vào những nhu cầu rất chi là cơ bản. Ví dụ như muốn soạn một email, thay vì ngồi nghĩ phải viết gì thì mình có thể ra lệnh cho AI với những gợi ý như ‘Viết một bức thư cảm ơn cho đối tác’, AI sẽ tự động soạn thảo rồi mình chỉ cần thêm các thông tin trống vào thôi.”

    Nỗi lo AI xâm phạm quyền cá nhân và cách Samsung bảo vệ người dùng- Ảnh 3.

    Những khía cạnh khác trong công việc như dịch thuật ngoại ngữ, ghi lại văn bản cuộc họp, lên kế hoạch cũng đã được AI tăng tốc lên rất nhiều. Ông Lạc Huy chia sẻ thêm: “Những tính năng này sẽ phác thảo ra 1 bản ban đầu, các bạn sau đó có thể tự chỉnh sửa để thành sản phẩm của mình. Tất nhiên bạn làm nghề gì thì cũng phải bỏ trí sáng tạo của mình vào, nếu không chỉ phụ thuộc vào AI thì rất dễ bị ‘đụng hàng’.”

    Nỗi lo AI xâm phạm quyền cá nhân và cách Samsung bảo vệ người dùng- Ảnh 4.

    Những công việc sáng tạo hiện nay cũng đã dần được ‘AI hóa’ để trở nên đơn giản hơn so với trước. Galaxy AI từ Samsung cũng có thể tự động tạo ra những đồ vật mà người dùng ‘vẽ nguệch ngoạc’ vào ảnh. Hay những thao tác như xóa đồ vật, tạo thêm hình mờ (bokeh) trước đây thường được làm bằng các kỹ thuật Photoshop phức tạp thì giờ cũng đã được AI giúp sức để trở nên đơn giản hơn.

    Nỗi lo AI xâm phạm quyền cá nhân và cách Samsung bảo vệ người dùng- Ảnh 5.

    Ông Phạm Kim Cương - Giám đốc Chiến lược Sản phẩm VinAI

    Không chỉ các công ty công nghệ từ nước ngoài, chính những công ty Việt cũng đang cố gắng làm ra các sản phẩm AI trong nước. Ông Phạm Kim Cương - Giám đốc Chiến lược Sản phẩm VinAI chia sẻ: “Khi mà ChatGPT mới ra thì khả năng hỗ trợ tiếng Việt rất là kém. Vì vậy mà cuối 2023 chúng tôi đã đưa ra mô hình ngôn ngữ lớn tên là PhởGPT, và qua thử nghiêm thì đem lại chất lượng tốt hơn ChatGPT.”

    Mặt tối của AI và giải pháp

    Để hoạt động được, AI cần có dữ liệu đầu vào - và trong đó có nhiều những dữ liệu mang tính cá nhân hóa của từng người. Điều này đặt ra câu hỏi về việc liệu AI có đang là một mối nguy hại về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân hay không?

    Ông Lạc Huy nêu quan điểm của mình: “AI hoạt động dựa trên mô hình dữ liệu lớn (big data), cũng như mô phỏng lại những hành động của con người. Càng thu thập được nhiều thông tin AI càng hoạt động chính xác. Cũng vì vậy mà những lo ngại về việc rò rỉ thông tin là có cơ sở. Hiện tại mình không chia sẻ những thông tin quá nhạy cảm cho AI. Nhiều công ty trong điều khoản cũng cho phép AI thu thập dữ liệu người dùng để cải thiện chất lượng, nên mình cũng phải tự có ý thức bảo vệ bản thân thôi.”

    Nỗi lo AI xâm phạm quyền cá nhân và cách Samsung bảo vệ người dùng- Ảnh 6.

    Ông Phạm Kim Cương thậm chí còn chia sẻ rằng việc thu thập dữ liệu này đã xảy ra từ rất lâu rồi, kể cả khi tìm kiếm trên Google các từ khóa cũng đã được sử dụng để cho vào kho dữ liệu lớn. Cũng tương tự như vậy trong thời điểm hiện nay, khi sử dụng ChatGPT thì các thông tin người dùng chia sẻ cũng sẽ được lưu lại. Với những công ty đang phát triển AI như VinAI, sẽ phải có những quy tắc được đặt ra để bảo mật thông tin cá nhân của người dùng.

    Samsung - nhà phát triển công nghệ đang đi tiên phong trong phát triển AI trong các thiết bị di động cũng mang trọng trách lớn trong việc bảo vệ người dùng trước các mối nguy hại này. Ông Nguyễn Minh Quân giải đáp vấn đề này: “Khi chọn thiết bị tích hợp AI, bạn nên chọn từ các thương hiệu có tên tuổi, tầm cỡ. Như Galaxy AI của Samsung chẳng hạn, tất cả dữ liệu của người dùng chỉ được sử dụng để phục vụ cho người dùng, nhà cung cấp không có quyền sử dụng chúng.”

    “Đây là lời cam kết không chỉ của Samsung, mà còn của bất cứ thương hiệu nào đang phát triển AI. Đây là điều kiện tiên quyết vì nếu họ không đảm bảo được tính bảo mật thì giải pháp AI của họ là vô nghĩa. Nếu như mà dữ liệu của người dùng mà để lọt ra ngoài và sử dụng vào mục đích xấu, thì sản phẩm AI đó là thất bại!”

    Nỗi lo AI xâm phạm quyền cá nhân và cách Samsung bảo vệ người dùng- Ảnh 7.

    Galaxy AI được Samsung phát triển cùng với Google, được thương hiệu này gọi với 1 khái niệm là ‘Hybrid AI’. Một số tác vụ AI có thể thực hiện ngoại tuyến, tức là các dữ liệu sẽ chỉ lưu trong máy chứ không được đưa tới đám mây để xử lý. Điều này tạo ra sự bảo mật tuyệt đối, vì kể cả nhà sản xuất muốn can thiệp cũng không thể được.

    Nỗi lo AI xâm phạm quyền cá nhân và cách Samsung bảo vệ người dùng- Ảnh 8.

    Việc có thể sử dụng AI ngoại tuyến cũng là một ưu điểm trong sự tiện dụng. Ví dụ như bạn đi nước ngoài và chưa kịp mua SIM, các thiết bị Galaxy vẫn có thể sử dụng được tính năng Live Translation để có thể giao tiếp với người bản xứ.

    Nỗi lo AI xâm phạm quyền cá nhân và cách Samsung bảo vệ người dùng- Ảnh 9.

    Cuối cùng, các thiết bị Galaxy còn được bảo vệ lớp thứ 2 là Knox Matrix. Để hiểu một cách đơn giản, Knox Matrix sẽ dùng các thiết bị thông tin trong nhà để bảo vệ lẫn nhau. Ví dụ như điện thoại có dấu hiệu bị truy cập, sử dụng trái phép dữ liệu thì trên máy tính bảng, đồng hồ thông minh sẽ lập tức hiện thông báo để người dùng nhanh chóng giải quyết.

    Vẫn sẽ còn một quãng đường dài nữa trước khi AI có thể tích hợp hoàn toàn vào đời sống, cũng như có được lòng tin tuyệt đối của tất cả mọi người. Quá trình này vẫn đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ các nhà sản xuất, chứ không chỉ riêng một ‘đầu tàu gương mẫu’ như Samsung với Galaxy AI!

    Better Choice Awards tri ân và tôn vinh những "Giá trị Đổi mới sáng tạo" về sản phẩm, dịch vụ, thành tựu mang đến lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, tạo ra điểm khác biệt khi không đi tìm "lựa chọn tốt nhất phân khúc", mà hướng tới nhu cầu thực tế của người dùng để giúp họ tìm ra thương hiệu, sản phẩm phù hợp nhất.

    Giải thưởng đã bắt đầu mở cổng bầu chọn công khai vào ngày 9/9/2024, sau buổi họp báo tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6B Hoàng Diệu. Thời gian đóng cổng bình chọn đến hết ngày 24/9/2024. Nhanh tay bầu chọn cho thương hiệu bạn yêu thích chiến thắng đề cử tại Better Choice Awards 2024 thông qua website: https://betterchoice.vn/

    Nỗi lo AI xâm phạm quyền cá nhân và cách Samsung bảo vệ người dùng- Ảnh 10.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ