Đúng như dự đoán của giới công nghệ, HMD Global đã cho ra mắt Nokia 3.1 Plus với cấu hình hấp dẫn trong phân khúc giá rẻ.
Nokia 3.1 Plus sẽ sớm lên kệ đầu tiên tại thị trường Ấn Độ từ ngày 19/10 tới với giá 155 USD (khoảng 3,6 triệu đồng). Vậy với mức giá này, người dùng có được những gì từ Nokia 3.1 Plus?
Nokia 3.1 Plus hướng tới phân khúc giá rẻ nhưng nhiều thông số lại khá ấn tượng nếu so với hầu hết smartphone giá rẻ khác có mặt trên thị trường.
Cụ thể, Nokia 3.1 Plus có màn hình 6 inch cỡ lớn. Thân máy được cấu tạo từ vật liệu polycarbonate. Điểm cộng của máy là không chạy theo xu hướng tai thỏ để đánh đổi lấy tỷ lệ màn hình lớn hơn. Ngoài ra, phần viền máy khá mỏng, tạo nét cân đối cho tổng thể thiết bị.
So với model Nokia 3.1 trước đó, Nokia 3.1 Plus chạy sẵn chip xử lý MediaTek Helio P22, nâng cấp nhẹ từ MT6750. Thêm vào đó, máy cũng có camera kép phía say thay vì camera đơn trên Nokia 3.1.
Máy có RAM 2GB, bộ nhớ trong 16GB, có thể nâng cấp lên 32GB và hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ microSD. Nokia 3.1 Plus tích hợp sẵn viên pin 3.500 mAh, nâng khá nhiều so với 2.990 mAh của model trước đó. Thời lượng pin lớn hơn giúp máy có thể trụ được tới 2 ngày sử dụng.
Về camera, Nokia 3.1 Plus trang bị camera chính 13MP, hỗ trợ tính năng tự động lấy nét theo pha. Ngoài ra còn có một camera phụ 5MP giúp tạo độ sâu trường ảnh và nâng chất lượng xóa phông. Camera trước của máy có độ phân giải 8MP, sử dụng ống kính góc rộng, hỗ trợ chụp ảnh selfie theo nhóm.
Giống như nhiều model smartphone gần đây của HMD Global, Nokia 3.1 Plus sẽ chạy Android One, giúp đem tới các trải nghiệm Android mượt mà nhất. Theo hứa hẹn, người dùng cũng sẽ được nâng cấp lên Android 9.0 Pie trong thời gian tới.
Nokia 3.1 Plus sẽ bán ra thị trường với ba phiên bản đen, xanh và trắng.
Tham khảo PhoneArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"