Sự tiến bộ trong lĩnh vực khoa học dinh dưỡng đã chỉ ra cho một sai lầm kéo dài suốt 3 thập kỷ.
Đầu tuần, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) tuyên bố họ đang khởi động một quy trình công khai để định nghĩa lại thế nào là thực phẩm “lành mạnh” hoặc tốt cho sức khỏe. Định nghĩa đang được FDA áp dụng hiện hành là:
“Thực phẩm hữu ích trong việc thiết lập một chế độ ăn phù hợp với khuyến nghị chế độ ăn, nếu nó đáp ứng các điều kiện liên quan đến tổng hàm lượng chất béo, chất béo bão hòa, cholesterol và các chất dinh dưỡng khác”.
Với những phát hiện mới trong khoa học dinh dưỡng và sức khỏe ngày nay, nhiều chuyên gia và chính FDA cho rằng định nghĩa này đã không còn phù hợp nữa.
“Khi sự hiểu biết trong lĩnh vực dinh dưỡng đã phát triển, chúng ta cần phải đảm bảo rằng các định nghĩa đối với tuyên bố và dán nhãn “lành mạnh” (trên thực phẩm) cũng phải được cập nhật”, Douglas Balentine, giám đốc Văn phòng Dinh dưỡng và Nhãn dán thực phẩm của FDA cho biết.
Nước Mỹ đang phải định nghĩa lại thế nào là thực phẩm "lành mạnh"
Khả năng cao, định nghĩa thực phẩm “lành mạnh” trong năm 2016 sẽ không còn liên quan nhiều đến việc đạt được chế độ ăn ít chất béo nữa. Thay vào đó, sự tập trung lớn hơn phải được dành cho những nhân tố không tốt cho sức khỏe như chất béo không lành mạnh và đường phụ gia. Bên cạnh đó, những chất dinh dưỡng khác như Kali hay Vitamin D cũng sẽ được xem xét tới.
“Bằng cách cập nhật lại định nghĩa, chúng tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều công ty hơn sử dụng tuyên bố “lành mạnh” như một cơ sở để họ điều chỉnh lại sản phẩm và dây chuyền sản xuất của mình”, Balentine nói. Điều này sẽ cung cấp cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn đa dạng hơn, trên những mặt hàng thực sự “lành mạnh” cho sức khỏe.
Trong những năm gần đây, sự tiến bộ trong lĩnh vực khoa học dinh dưỡng đã chỉ ra cho chúng ta thấy một sai lầm suốt 3 thập kỷ, khi chất béo được coi là thủ phạm hàng đầu cho nhiều vấn đề sức khỏe. Chính nhờ vào những nghiên cứu về mặt tốt của chất béo, bên cạnh phát hiện ra tác hại khủng khiếp của đường phụ gia, chúng ta đã biết được rằng thực phẩm “lành mạnh” trong thế kỷ 21 cần phải được định nghĩa lại.
Trong khi còn đang trong quá trình đưa ra một định nghĩa mới cho thực phẩm lành mạnh, FDA khuyến cáo rằng những loại thức ăn có hàm lượng chất béo tốt cao, như trái bơ, có thể nhận được ngay nhãn “lành mạnh”.
Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu Kali và Vitamin D cũng có thể sử dụng lợi thế đó để được coi là “lành mạnh” và tốt cho sức khỏe. Trong quy trình để đi đến định nghĩa cuối cùng, FDA bước đầu đang thu thập ý kiến từ người dân Mỹ thông qua trang web của họ.
Năm ngoái, Kind đã chỉ ra cho FDA thấy sản phẩm của họ là lành mạnh, cho dù có hàm lượng chất béo vượt quá định nghĩa của FDA
Nói về điều gì đã khởi đầu cho quyết định thay đổi của FDA, có vẻ như động thái này bắt nguồn từ một chỉ trích vào năm ngoái. Đó là khi FDA gửi một bức thư cảnh báo Kind (một nhãn hàng sản xuất thức ăn nhẹ hướng đến mục đích sức khỏe) về việc một sản phẩm của họ đang chứa vượt quá 3 gam chất béo và 1 gam chất béo bão hòa theo tiêu chuẩn “lành mạnh” đang áp dụng.
Kind đã hồi âm trở lại và nói rằng chất béo từ trái cây, rau quả và các loại hạt, ngũ cốc không nên được coi là chất béo không lành mạnh. FDA có vẻ đã tiếp thu điều này một cách nghiêm túc và nhìn lại định nghĩa “lành mạnh” của họ.
Bây giờ, cho đến khi quá trình chuyển đổi và định nghĩa lại kết thúc, các nhà sản xuất thực phẩm và người tiêu dùng vẫn phải tạm sử dụng định nghĩa cũ của FDA, mà có vẻ trong nhiều trường hợp nó đã không còn đúng nữa.
Tham khảo Businessinsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín