NVIDIA dựng lại toàn bộ cảnh đặt chân lên Mặt Trăng bằng công nghệ mới trên card RTX
Sức mạnh của công nghệ ngày một lớn. Giới hạn GPU của NVIDIA đạt được ngày một cao. Và giá ...
- Nvidia khẳng định RTX 2080 mạnh hơn GTX 1080 tới 50%, và có thể mạnh hơn gấp 2 lần nhờ công nghệ mới
- NVIDIA tung video teaser thế hệ VGA tiếp theo, có bằng chứng cho thấy kẻ kế thừa GeForce GTX 1080 sẽ là GeForce RTX 2080
- NVIDIA ra mắt card đồ họa Quadro GTX, kiến trúc Turing thế hệ mới, 96GB GDDR6 với công nghệ NVLINK
- NVIDIA xác nhận tổ chức sự kiện dành riêng cho dòng card GeForce tại Gamescom 2018, GTX 11-series sắp lộ diện?
Nếu ngày xưa, người Mỹ làm giả cảnh tượng phi hành gia hạ cánh lên Mặt Trăng, họ phải làm như thể họ sản xuất một bộ phim thực thụ: bằng trường quay, bằng hệ thống quay phim chuyên nghiệp, bằng diễn viên.
Ngày nay, nếu cần làm giả cảnh hạ cánh lên Mặt Trăng, con người sẽ cần một cái GPU đủ "xịn".
Cảnh đặt chân lên Mặt Trăng, dựng lại bằng card màn hình RTX của NVIDIA.
Bốn năm trước, đội ngũ làm video demo cho card màn hình NVIDIA đã dùng GPU dựng lên video Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng, để chứng minh rằng mọi hiệu ứng là có thật, và việc con người hạ cánh lên Mặt Trăng là có thật. Một nỗi buồn thoáng qua: thế kỷ 21 rồi mà ta vẫn phải chứng minh những thứ hiển nhiên như hạ cánh lên Mặt Trăng hay Trái Đất hình cầu.
Bằng dòng card mới, được trang bị công nghệ bắt chuyển động tia thời gian thực chính xác, công nghệ có tên Turing, NVIDIA làm được một cái video còn thực hơn trước.
Đứng trước hàng ngàn người tại sự kiện giới thiệu sản phẩm, CEO của NVIDIA là Jensen Huang cho thấy sức mạnh khủng khiếp của dòng GPU RTX. Mọi chi tiết của sự kiện lịch sử đều được tái tạo thực một cách hoàn hảo.
So sánh, ta sẽ thấy những tấm ảnh chụp từ trên Mặt Trăng mang về là có thật.
"Đây là những lợi ích của NVIDIA RTX", ông Huang nói. "Sử dụng công nghệ render này, ta có thể tái tạo tính chất vật lý của ánh sáng và cách hiển thị đồ vật không khác gì thực tế".
Bằng công nghệ Turing, đội ngũ làm video demo có thể lần vết tia sáng chiếu từ đèn – những tia sáng hình cụt frustum, theo ngôn ngữ của các nhà khoa học máy tính – bật nảy giữa hai lớp màn hình để "render" được hình phản chiếu, hiệu ứng đổ bóng và các hiệu ứng ánh sáng. Tất cả được tạo nên trên thời gian thực.
Mọi cảnh quay đều dựa trên những tấm ảnh, thước phim thực tế của chuyến du hành và những thiết bị hiện có trên Trái Đất. Mọi thứ trong video đều hoàn hảo: từ con tàu, nhà du hành cho tới lớp bụi Mặt Trăng với tính phản chiếu của nó.
Dựa vào các tính chất vật lý mà nhận định, ánh sáng trong video là hình ảnh giả lập của ánh sáng từ Mặt Trời, chứ không phải ánh sáng từ đèn chiếu trong một studio quay phim.
Từ đó có thể suy ra hai điều: hoặc là việc đáp xuống Mặt Trăng là có thật, hoặc là có người đã gửi về NASA của năm 1969 một cái card màn hình RTX.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đã ứng dụng AI để định hình trải nghiệm giải trí thông minh trên AI TV như thế nào?
Tương tự dòng điện thoại Galaxy, Samsung AI TV thể hiện rõ khát vọng của thương hiệu điện tử Hàn Quốc trong việc “đưa AI đến với tất cả mọi người,” mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ di động đến TV.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"