Tokyo Game Show và những điều cần biết

    Hard,  

    Hãy cùng nhìn lại sự kiện thường niên về game và công nghệ quy mô thế giới này.

    Nhìn lại một chặng đường phát triển
     
    Tokyo Game Show, một trong những sự kiện nổi tiếng nhất toàn cầu, bên cạnh nhiều cái tên quen thuộc khác, như E3, GDC hay Gamescom, được giới thiệu và tổ chức thường niên bởi Computer Entertainment Supplier's Association (CESA) và Nikkei Business Publications, tại trung tâm hội nghị Makuhari Messe, Chiba, Nhật Bản. Tại đây, nhiều nhà phát triển, phát hành ở tất cả mọi lĩnh vực liên quan tới ngành giải trí tương tác, sẽ giới thiệu và trình diễn các tựa game, phần cứng liên quan, cũng như nhiều công cụ hỗ trợ về game khác do mình sản xuất.
     
    tokyo-game-show-va-nhung-dieu-can-biet
     
    Mặc dù ban đầu chỉ là một sự kiện được tổ chức để hướng tới những nhà làm game Nhật Bản, nhưng Tokyo Game Show qua nhiều năm đã có sự góp mặt của rất nhiều những tên tuổi lớn đến từ ngoài nước, và họ cũng coi đây như là một cơ hội rất lớn nhằm mở rộng thị trường, cũng như giới thiệu tới cộng đồng game thủ một cái nhìn toàn cảnh hơn với làng giải trí tương tác bên ngoài Nhật Bản. Sự kiện quy mô này thường diễn ra vào trung tuần tháng 9 hằng năm, kéo dài trong khoảng thời gian 4 ngày, khi những hãng sản xuất game Nhật Bản sẽ được góp mặt vào 2 ngày tổ chức đầu tiên, còn những tên tuổi đến từ nước ngoài sẽ tham gia vào 2 ngày sau đó.
     
    Tokyo Game Show được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1996, cũng là một năm đáng nhớ với làng giải trí tương tác thế giới, khi chứng kiến nhiều cái tên bước lên tầm huyền thoại, như Resident Evil, Diablo, Metal Slug, Super Mario 64, Command & Conquer: Red Alert, hay Duke Nukem 3D. Bên cạnh đó, năm 1996 còn đánh dấu nhiều cột mốc của lịch sử thế giới game, như Blizzard Entertainment mua lại Condor, và đổi tên thành Blizzard North – hãng phát triển đã tạo ra Diablo, hay Gamespot và GameFAQs được thành lập, cũng như việc Tom Clancy hợp tác cùng Virtus Corp khai sinh ra Red Storm Entertainment, mà sau này là Ubisoft Redstorm, đội ngũ khai sinh ra Tom Clancy's Ghost Recon Tom Clancy's Rainbow Six.
     
    Tokyo Game Show 2011.
     
    Vào thời điểm ban đầu, Tokyo Game Show được tổ chức một năm một lần, nhưng thời kỳ từ năm 2002 cho tới đầu năm 2004, chứng kiến sự xuất hiện 2 năm một lần của Tokyo Game Show, khi được được tổ chức cả vào mùa thu và mùa xuân. Trong khi trước thời điểm năm 2004, Tokyo Game Show vẫn chưa vươn mình ra nước ngoài, thì chỉ vài năm sau đó, sự kiện này đã có những bước tiến lớn để tới gần hơn với nhiều nền văn hóa game, cũng là bước đà cho ngành công nghiệp game Nhật Bản tiếp thu những cái mới, đặc biệt từ các nhà phát triển/phát hành game Phương Tây.
     
    Minh chứng cho sự nổi tiếng này của Tokyo Game Show, đó là việc chứng kiến rất nhiều năm tổ chức thành công của mình, mà đáng nhớ nhất phải kể tới thời điểm từ năm 2005 cho tới năm 2008, khi làm nền tảng cho nhiều cái tên nổi tiếng tới với cộng đồng game thủ thế giới. Đó là việc đưa tới cái nhìn đầu tiên về cỗ máy Console mà hiện nay vẫn đang trên đà thịnh-PS3, cũng như tay cầm DualShock 3 giới thiệu 1 năm sau đó, cho tới việc Nintendo giới thiệu Wii, cũng như sự xuất hiện của các tựa game nổi tiếng như Ninja Gaiden II hay Metal Gear Solid 4: Guns of the Patriots.
     
    tokyo-game-show-va-nhung-dieu-can-biet
     
    Tokyo Game Show năm 2011 vừa qua cũng chứng kiến nhiều thành công mới, mà một trong số đó là sự hiện diện của 222.668 khách tham dự, một con số đáng nể khi so sánh với độ phổ biến của hội chợ E3, hay Gamescom. Hơn nữa, sự kiện này còn có sự góp mặt của những nhà phát triển đến từ rất nhiều nước trên thế giới, như Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Ba Lan, cho tới những cái tên ít tiếng tăm hơn từ Mexico, Hong Kong, hay Singapore.
     
    Trong đó, những nhà phát triển/phát hành này còn mang tới 715 tựa game, trong đó chiếm đa phần vẫn là hệ PC với 132 tựa, xếp theo sau là PS3 với 39 tựa, và Xbox360 với 37 tựa. Chiếm phần nhiều các tựa game này là dòng game hành động thuần túy với con số 95, theo sau là dòng game nhập vai với con số 52, khi các dòng game khác như bắn súng, giả lập, giải đố khá ngang bằng nhau, trải dài từ 25 tới 35 sản phẩm, còn lại là game thể thao với con số 16.
     
    tokyo-game-show-va-nhung-dieu-can-biet
     
    Trong năm nay, khi làng game bất chấp những biến động về kinh tế, tiếp tục chứng kiến một năm thứ 2 liên tiếp với kỳ bão game đổ bộ. Thời điểm tổ chức cũng diễn ra trước ngày phát hành của một loạt những tên tuổi rất lớn, hứa hẹn sẽ đem tới một năm thành công hơn bao giờ hết cho Tokyo Game Show. Những con số từ năm 2009 cho tới nay đã chứng minh điều đó là hoàn toàn có cơ sở, khi số khách thăm quan, cũng như số đầu game được giới thiệu tăng cao đột biến từ năm 2009, và tiếp tục cho tới năm 2011. Các tựa game lớn cũng được dự đoán sẽ góp mặt đông đảo ở Tokyo Game Show năm nay, khi muốn có một bước đà hiệu quả trước ngày phát hành, cũng như gây ấn tượng mạnh mẽ hơn so với các đối thủ cùng thể loại.
     
    tokyo-game-show-va-nhung-dieu-can-biet
     
    Các khu vực tổ chức chính
     
    Mặc dù trải qua nhiều thay đổi kể từ những ngày đầu tiên cho tới nay, mô hình chính của Tokyo Game Show, cũng là nơi hỗ trợ cho những hãng game lớn nhỏ giới thiệu sản phẩm của mình, vẫn giữ nguyên so với truyền thống. Tokyo Game Show được phân ra thành các khu vực chính, đó là Developers' Area, Mobile Content , Game School Area và Sales Area.
     
    Developers' Area là khu vực gây được nhiều sự chú ý nhất, khi đây là địa điểm để những nhà phát triển nổi tiếng, như Sony, Microsoft, Konami, hay Sega..giới thiệu và trình diễn những sản phẩm của mình. Mỗi hãng game sẽ có một khu vực riêng, với những màn hình khổ lớn, sân khấu, những khu họp báo, các sự kiện hấp dẫn như cho game thủ như thử qua bản Demo, xem Trailer, hay các chương trình giải trí liên quan khác.
     
    tokyo-game-show-va-nhung-dieu-can-biet
     
    Nhật Bản là một đất nước nổi tiếng với tỷ lệ dân sử dụng điện thoại di động, vậy nên một khu vực riêng dành cho các thiết bị này hoàn toàn là một điều rất hợp lý. Với Mobile Content, nơi đây dành cho những hãng điện thoại lớn trưng bày và thử nghiệm các sản phẩm mới nhất của mình, như điện thoại di động hay Smartphone, cũng như những tựa game mới nhất.
     
    tokyo-game-show-va-nhung-dieu-can-biet
     
    Tokyo Game Show ngoài việc làm nền tảng cho ngành giải trí thuần túy, còn là nơi quảng bá cho nền giáo dục của nước nhà, khi tạo kiện cho tất cả các trường đại học, cao đẳng trong nước có một khu vực hoạt động riêng mang tên Game School Area. Tại đây, những giáo viên, sinh viên, đại diện cho các ngôi trường của mình, đang đi theo những ngành phát triển, sản xuất liên quan tới giải trí tương tác, như hoạt hình, đồ họa số, hay lập trình, có cơ hội giới thiệu việc học và làm, cũng như những dự án, sản phẩm của họ tới các đối tác là cá nhân, hay tổ chức.
     
    tokyo-game-show-va-nhung-dieu-can-biet
     
    Bên cạnh nhưng khu vực thiên về giới thiệu sản phẩm, thì Sale Area, đúng như cái tên của mình, là nơi dành cho những người tiêu dùng thỏa mãn niềm đam mê mua sắm, sưu tầm của bản thân. Mọi thứ liên quan tới game đều có thể tìm thấy ở Sale Area, mà có thể thu hút bất cứ ánh nhìn nào của người hâm mộ, từ những Anime, Manga, phim ăn theo game, cho tới những mô hình, đồ chơi với đủ mọi hình dáng, kiểu cách của nhưng nhân vật trong thế giới game.
     
    Ngoài ra, Tokyo Game Show còn có những khu vực phụ khác không kém phần hấp dẫn, như Kids' Area dành cho các sản phẩm hướng tới trẻ em, Overseas Pavilion của tất cả những nhà phát triển nước ngoài, hay Business Solution Area là nơi để các nhà phát triển bàn bạc những hướng đi mới cho tổ chức, công ty của mình.
     
    tokyo-game-show-va-nhung-dieu-can-biet
     
    Những đổi mới trong năm nay
     
    Trong đó, Tokyo Game Show năm nay với khẩu hiệu: “Spreading Smiles through GAMES”, cũng sẽ chứng kiến rất nhiều đổi mới. Nhưng khu vực nay được chia ra cụ thể hơn, dành cho nhiều đối tượng với mục đích khác nhau.
     
    PC Game Area sẽ mang tới những người hâm mộ tất cả các tựa game PC, từ mọi thể loại khác nhau, bởi các hãng phát triển trên toàn thế giới. Từ những tựa game nhiều người chơi, tới những sản phẩm vẫn còn đang giai đoạn hoàn thiện, hay thậm chí là những quái vật đồ họa tân tiết nhất, tất cả sẽ có mặt ở PC Game Area. Bên cạnh đó, Tokyo Game Show sẽ chứng kiến sự cải tiến với khu vực dành cho thiết bị di động, khi mở rộng cả sang những tựa game nền web, game mạng xã hội, bên cạnh những sản phẩm từ iPhone, Android, hay Windows Phone. Khu vực dành cho mục đích thương mại hay hội nghị sẽ xuất hiện một nhánh hoàn toàn mới, mang tên Asia New Stars Area – nơi đưa những nhà phát triển game mới nổi từ Châu Á có cơ hội tiếp cận, quảng bá và hợp tác nhiều hơn với các công ty trong và ngoài khu vực.
     
    tokyo-game-show-va-nhung-dieu-can-biet
     
    Những sự kiện được tổ chức trong Tokyo Game Show năm nay cũng sẽ mang sự đa dạng và nhiều màu sắc hơn. Đầu tiên là Asia Games Business Summit – hội nghị quốc tế cấp Châu Á, nhằm giới thiệu những hãng game, những sản phẩm game hàng đầu trong khu vực. Bên cạnh đó còn là TGS Forum 2012, diễn đàn để những cá nhân, tổ chức có tham gia vào việc phát triển trong ngành game cùng bàn luận, hoạch định những hướng đi trong công nghệ, cũng như trong việc kinh doanh giải trí số.
     
    Ngoài ra, hấp dẫn và lôi cuốn nhất phải kể tới Sense of Wonder Night 2012, sự kiện trình diễn, giới thiệu những tựa game ở giai đoạn ý tưởng, hoặc vẫn đang phát triển, hứa hẹn đưa người xem tới những đột phá, hay những suy nghĩ mới trong làng game tương lai, cũng như tạo điều kiện hợp tác với những tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp giải trí tương tác đang phát triển mạnh. Tokyo Game Show năm nay còn dành riêng một sự kiện để tổng hợp tất cả những cái nhìn cụ thể trong 4 ngày tổ chức, bao gồm những video từ các sự kiện lớn nhỏ đã và đang diễn ra, nhằm giúp người hâm mộ game toàn cầu có cái nhìn tổng thể hơn với bầu không khí chung, thông qua Official Video Streaming Channel.
     
    Bên cạnh đó, Tokyo Game Show 2012 còn xác nhận những tựa game sẽ gọp mặt ở những sự kiện lần này (danh sách có thể kéo dài thêm từ nay cho tới khi được tổ chức).

    Namco Bandai
     
    • 2nd Super Robot Wars Original Generation (PS3)
    • Accel World: Awakening of the Silver Wings (PS3/PSP)
    • Accel World: Peak Acceleration (PS3/PSP)
    • Aikatsu! Cinderella Lesson (3DS)
    • AKB 1/153: Love Election (PSP/Vita)
    • All Kamen Rider Generation 2 (PSP/DS)
    • Digimon Adventure (PSP)
    • Eureka Seven AO Game&OVA Hybrid Disc (PS3)
    • God Eater 2 (PSP)
    • Gon Baku Baku Baku Baku Adventure (3DS)
    • Hunter X Hunter Wonder Adventure (PSP)
    • Idolm@ster: Shiny Festa – Honey Sound (PSP)
    • Kamen Rider: Super Climax Heroes (Wii/PSP)
    • Kokoro Connect Yochi Random (PSP)
    • Lost Heroes (3DS/PSP)
    • Mobile Suit Gundam Online (PC)
    • Naruto SD Powerful Shippuden (3DS)
    • Naruto Shippuden: Ultimate Ninja Storm 3 (PS3/360)
    • One Piece: Romance Dawn (PSP)
    • Ouchi Mainichi Tamagotchi (3DS)
    • Project X Zone (3DS)
    • Saint Seiya Omega (PSP)
    • SD Gundam G Generation Overworld (PSP)
    • Smile Precure! Let’s Go! Märchen World (3DS)
    • SumonNight 3 (PSP)
    • SumonNight 4 (PSP)
    • SumonNight 5 (PSP)
    • Sword Art Online: Infinity Moment (PSP)
    • Taiko no Tatsujin: Little Dragon and the Mysterious Orb (3DS)
    • Taiko no Tatsujin Super Deluxe Edition (Wii)
    • Tales of the World: Dice Adventure (PC)
    • Tales of Xillia 2 (PS3)
    • Tiger & Bunny On-Air Jack! (PSP)
    • Tokitowa (PS3)
    • Tokumei Sentai Go-Busters (DS)
     
    Sega
     
    • Yakuza 5 (PS3)
    • Yakuza 1&2 HD Edition (PS3)
    • Phantasy Star Online 2 (PSV, iOS, Android, PC) 
     
    Techmo Koei
     
    • Atelier Ayesha (PS3)
    • Atelier Totori Plus (Vita)
    • Ciel No Surge (Vita)
    • Dead or Alive 5 (PS3/360)
    • Dynasty Warriors Online (PS3/Windows)
    • Fist of the North Star: Ken’s Rage 2 (PS3/360)
    • Nobunaga’s Ambition Online (PS3/PS2/Windows)
    • Nobunaga’s Ambition: Tendou (Vita)
    • Romance of the Three Kingdoms XII (PS3)
    • Samurai Warriors: Chronicle 2nd (3DS)
    • Shin Sangoku Musou 6 Empires (PS3)
    • Uncharted Water Online 2nd Age (PS3/Windows)
     
    Sony
     
    • Soul Sacrifice
    • LittleBigPlanet PS Vita
    • PlayStation All Stars Battle Royal
    • Sound Shape
    • Sports Champion 2
    • Hot Shots Golf 6
    • Dust 514
    • Malicious Rebirth
    • Picotto Knight
    • Sakurasou no Pet na Kanjo
    • Ys Celceta Sea of Trees
     
    Capcom
     
    • Ace Attorney 5
    • Monster Hunter 4
    • Resident Evil 6
    • DMC Devil May Cry
    • Lost Planet 3
    • EX Troopers
    • Felyne Puzzle
     
    Square Enix
     
    • Sleeping Dogs
    • HITMAN: ABSOLUTION
    • FINAL FANTASY XIV: A Realm Reborn
    • The World Ends with You: Solo Remix
    • BRAVELY DEFAULT: FLYING FAIRY
    • FINAL FANTASY III
    • DRAGON QUEST MONSTERS: Terry no Wonderland 3D
    • Slime Mori Mori DRAGON QUEST 3: Daikaizoku to Shippodan
    • SYMPHONICA: Grand Maestro
    • DRAGON QUEST X (WiiU)
     
    Levels
     
    • Fantasy Life (3DS)
    • Professor Layton and the Legacy of Advanced Civilization A (3DS)
    • Layton Brothers Mystery Room (iOS)
    • Little Battler eXperience W (PSP/PS Vita)
    • Inazuma Eleven Go 2 (3DS) • Inazuma Eleven 1,2,3 (3DS)    
     
    D3Puplisher
     
    • Earth Defense Forces 3 Portable (Vita)
    • Dream Club Complete Edipyon! (PS3)
     
    Atlus
     
    • Shin Megami Tensei IV
     
    Konami
     
    • Metal Gear Rising Revengeance
    • Pro Evolution Soccer 2012
    • Silent Hill Book of Memories

    Tokyo Game Show 2012 sẽ chính thức khai mạc vào ngày 20 tháng 9, và kết thúc vào ngày 23 tháng 9. Trong đó hai ngày đầu, là ngày 20 và ngày 21, sẽ dành riêng cho những sự kiện kinh doanh, khi 2 ngày sau, là ngày 22 và ngày 23, sẽ mở cửa cho toàn bộ khách thăm quan. Giá vẻ vào cửa Tokyo Game Show 2012 cho 2 ngày đầu tiên là 5000 yen, và 2 ngày sau với mức giá thấp hơn là 1200 yen (miễn phí cho trẻ em). Thời gian vào cửa của tất cả 4 ngày tổ chức là từ 10.00h cho tới 17.00h giờ địa phương, tức là từ 8.00h tới 15.00h giờ Việt Nam.
     
    tokyo-game-show-va-nhung-dieu-can-biet
     
    Tokyo Game Show được tổ chức tại trung tâm hội nghị Makuhari Messe tại Chiba, nằm ở ngoại ô thành phố Tokyo 40 kilomet về hướng Đông Nam. Nếu trong thời gian này bạn đang có dự định đi du lịch tại đất nước Nhật Bản, và là một trong những người yêu thích game, thì Tokyo Game Show thật sự là một sự kiện không thể bỏ lỡ. Từ nhà ga Tokyo, các bạn có thể tới JR Kaihin-Makuhari, nhà ga gần nhất với trung tậm hội nghị Makuhari Messe, bằng tàu cao tốc, hoặc tàu hỏa, với khoảng thời gian từ 30 tới 40 phút, có giá vé là 540 yen.
     
    Ngoài ra cũng có một số chuyến tàu giới hạn đi với khoảng cách ngắn hơn, với thời gian 25 phút, có giá 1040 yen cho vé thường, và 1500 yen cho vé khứ hồi. Từ nhà ga JR Kaihin-Makuhari tới tại trung tâm hội nghị Makuhari Messe, các bạn cũng chỉ mất 10 phút đi bộ để thưởng thức không khí của một trong những sự kiện game lớn nhất thế giới.

    NỔI BẬT TRANG CHỦ