Peru chuẩn bị đưa 100 giống khoai lên Sao Hỏa

    Quân Nguyễn,  

    Liệu chúng ta sẽ có những giống khoai Sao Hỏa trong tương lai không xa?

    Peru là quốc gia có sự đa dạng về khoai lớn nhất trên thế giới, với khoảng 3800 các loại khoai, khác nhau từ kích cỡ, màu sắc, vỏ, thịt khoai, kết cấu và mùi vị, tất cả vốn đều có chỗ đứng trong ẩm thực của Peru.

    Liệu khoai của Peru có những gì mà chúng ta cần?

    Đó là câu hỏi mà các nhà hoa học sẽ đưa ra tại Lima trong tháng tới, khi một cuộc tuyển chọn củ quả sẽ bắt đầu tiến hành các xét nghiệm để xác định xem liệu chúng có phù hợp để phát triển trên Sao Hỏa.

    NASA, cơ quan vũ trụ của Mỹ, đang thực hiện những thí nghiệm đầu tiên cùng với Trung tâm khoai quốc tế (CIP) tại Lima.

    Họ sẽ bắt đầu trồng một trăm loại khoai được lựa chọn để đưa ra những đánh giá cực kì nghiêm ngặt, trên những điều kiện giống như trên Sao hỏa để mở đường cho việc xây dựng một mái vòm trồng rau trên Hành tinh Đỏ.

    Các ứng viên khoai được lựa chọn từ tổng số 4500 giống khoai đã được đăng kí tại CIP, một tổ hợp nghiên cứu phi lợi nhuận với mục tiêu xóa nghèo và đạt được an toàn thực phẩm.

    Trong những ứng viên khoai được lựa chọn, 40 giống có nguồn gốc từ núi Andes, được nuôi trồng trong các điều kiện nhất định để có thể phát triển tại các vùng sinh thái khác nhau, chống chịu được khí hậu bất thường và sinh sôi được trên những địa hình đá núi, khô cằn.

    60 giống khác là những loại khoai biến đổi gen để có thể sống sót chỉ với một chút nước và muối. Chúng cũng miễn nhiễm với virus.

    Những giống vượt qua bài kiểm tra phải đáp ứng được tiêu chuẩn cuối cùng – chúng không những phải phát triển tốt trên Sao hỏa mà còn phải được sinh sôi với một số lượng lớn.

    “Chúng tôi gần như chắc chắn 100 phần trăm rằng sẽ có rất nhiều giống khoai được lựa chọn sẽ vượt qua bài thử nghiệm,” trích lời Julio Valdivia Silva, một nhà sinh vật học người Peru của NASA đang tham gia vào dự án đầy tham vọng này.

    Các nhà khoa học hi vọng những thí nghiệm cũng sẽ giải quyết được những tai họa từ nạn đói và suy dinh dưỡng bằng cách xác định những giống khoai phù hợp với việc gieo trồng tại điều kiện khắc nghiệt.

    “Chúng ta phải sẵn sàng cho tương lai,” trích lời nhà virus học Jan Kreuze, một nhà khoa học tại CIP. “Để có thể phản ứng được với vấn đề sa mạc hóa, nhiệt độ tăng cao và đất nhiễm mặn.”

    Rau củ của tương lai

    Đất tại La Joya Pampas - một khu vực của sa mạc Atacama miền nam Peru được coi là một trong những nơi khô cằn nhất trên trái đất - rất giống với những gì được tìm thấy trên hành tinh Đỏ .

    Các nhà khoa học dự định sẽ vận chuyển 100 kilogram loại đất này tới phòng thí nghiệm của CIP tại Lima, nơi có thể mô phỏng khí quyển phức tạp của Sao hỏa – vốn chủ yếu là cacbon dioxit – và cho chúng tiếp xúc trực tiếp với bức xạ cực tím.

    “Chúng tôi sẽ có những kết quả cụ thể hơn trong một hay hai năm tới,” Valdivia nói, thêm vào đó sẽ phải mất hơn 5 năm để khởi động một nhiệm vụ không người lái tới Sao hỏa.

    Các cây trồng tiềm năng trong tương lai cuối cùng lại là những cái tên lâu đời nhất.

    Những ghi chép về việc trồng khoai đã có từ những năm 2500 trước công nguyên, khi tộc người Aymara bản địa đã gieo trồng chúng tại khu vực Peru và Bolivia hiện nay.

    Nếu những giống được lựa chọn thí ngiệm trong tháng tới không thể thích nghi với đất sa mạc, các nhà nghiên cứu sẽ phải cung cấp thêm các chất dinh dưỡng và đưa chúng vào bức xạ.

    “Nếu việc đó không thành công,” Valdivia nói, “chúng tôi sẽ tiến hành một phương pháp mới mà CIP đang sử dụng tên là phương pháp khí canh.”

    Phương pháp này, dùng để gieo trồng thực vật không cần tới đất, sẽ để rễ lộ trong một khối cầu được phun chất dinh dưỡng và có một hệ thống loại bỏ chất độc.

    Trong những năm tới, NASA dự định sẽ xây dựng một trung tâm nghiên cứu Sao hỏa tại sa mạc của Peru.

    Nó sẽ tạo ra một bản sao hoàn chỉnh của cảnh quan và khí quyển Sao hỏa cho những nghiên cứu sau này về trồng trọt trên không gian để phục vụ các nhiệm vụ mang con người tới Sao hỏa và các hành tinh khác trong Hệ mặt trời.

    Theo Phys.

     

     

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ