Apple đã phải miễn cưỡng đồng ý với quy định của EU về việc chuyển sang USB-C làm cổng sạc chung cho các thiết bị của họ và vì vậy iPhone 15 có thể sẽ chuyển sang sạc này vào cuối năm nay.
- Apple sắp kiếm thêm hàng tỷ USD chỉ nhờ sản phẩm ‘chính hãng’ này, Việt Nam đang bán với giá 700.000 đồng/chiếc
- Apple xứng đáng ông hoàng mặc cả: Ống kính tiềm vọng cho iPhone 15 Pro Max chỉ có giá bằng 2 cốc trà sữa
- Quá giàu, Apple cho người dùng mượn tiền để mua sắm
- Tổng hợp tin đồn Apple: Di sản Tim Cook để lại vẫn là iPhone, nhưng giá 3.000 USD và hiện hình dưới dạng ảo ảnh 3 chiều
Tuy nhiên sau khi một giám đốc điều hành của Apple xác nhận rằng hãng sẽ thực hiện chuyển đổi vào năm 2023, nhà rò rỉ nổi tiếng Ming-Chi Kuo đã lưu ý rằng hãng có khả năng sẽ điều chỉnh tốc độ truyền dữ liệu và sạc qua cổng USB-C trên các mẫu iPhone giá rẻ và áp dụng tiêu chuẩn MFI (made for iPhone) của Apple.
Mặc dù Apple chưa từng xác nhận (hoặc bác bỏ) thông tin được này, EU dường như đã chú ý đến nó.
Mới đây trong một cuộc họp về thị trường và bảo vệ người tiêu dùng của Nghị viện Châu Âu (EP), Nghị sĩ người Malta Alex Agius Saliba đã xác nhận rằng nghị viện coi động thái được đồn đại này là một nỗ lực nhằm "lách luật về bộ sạc" do EU đưa ra.
Ông cũng khẳng định động thái như vậy từ Apple sẽ là bằng chứng cho thấy việc hãng cố "chống lại quy định về sạc phổ thông của EU", "chống lại người tiêu dùng dưới vỏ bọc của sự đổi mới" và "giả tạo quan tâm đến môi trường".
Vị quan chức nhấn mạnh rằng "tất cả đều nhằm mục đích thu lợi nhuận từ tiêu chuẩn sạc độc quyền của họ (Apple)".
Trong một bài viết độc lập trên Twitter, ông Alex cũng tiết lộ Apple đã không chấp hành 1 lệnh triệu tập liên quan đến quy định thống nhất sạc của EP mà được cho là sẽ yêu cầu hãng làm rõ về tin đồn hạn chế tốc độ truyền dữ liệu và sạc trên những chiếc iPhone có cổng USB-C.
Căn cứ vào việc Apple vẫn chưa đưa ra bình luận về tin đồn, EP đã không thảo luận về khả năng can thiệp theo quy định.
Tuy nhiên vấn đề gây tranh cãi chính là khả năng Apple triển khai 1 tính năng chỉ cho phép các phụ kiện USB-C được họ cấp phép được sử dụng với những chiếc iPhone USB-C. Điều này gián tiếp loại bỏ sự cạnh tranh.
Cần lưu ý rằng MFi là chương trình cho phép các nhà sản xuất phụ kiện thiết kế và sản xuất các phụ kiện iPhone tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của Apple.
Apple tuyên bố chứng nhận MFi đóng vai trò như một "con dấu kiểm tra chất lượng" và ngăn người dùng sử dụng các thiết bị kém chất lượng có khả năng làm hỏng sản phẩm của họ.
Tuy nhiên, mục đích của Apple đằng sau chương trình MFi không hoàn toàn cao cả như vậy, vì với mỗi phụ kiện có chứng nhận MFi được bán ra, họ kiếm được một khoản hoa hồng nhỏ .
Hiện tại EP vẫn đang coi tin đồn về những hạn chế sạc là một động thái chống cạnh tranh, hoàn toàn vi phạm quyền của người tiêu dùng. Và chúng ta vẫn sẽ phải chờ xem 2 phía có thể giải quyết những khác biệt này trước khi iPhone 15 ra mắt vào tháng 9 năm nay hay không.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"